Răng nanh và các đặc điểm giải phẫu, chức năng của chúng

Răng nanh là nhóm răng đặc biệt của hàm răng. Nó nằm ở vị trí quan trọng, giúp nâng đỡ môi, đồng thời quyết định nên những đường nét của khuôn mặt. Về hình thể, răng nanh dường như có sự chuyển tiếp giữa nhóm răng cửa và răng cối nhỏ. Vị trí của nó trên cung hàm cũng có sự thay đổi ít nhiều, có thể lệch ngoài hoặc trong, thậm chí là đổi vị với răng khác. Chúng ta thường gọi những răng nanh lệch ngoài với cái tên dễ thương là “răng khểnh”. Đối với nhiều người “răng khểnh” là một nét duyên đặc biệt.

1. Giới thiệu chung về răng nanh

1.1 Tại sao lại gọi là răng nanh?

Răng nanh được đặt tên cho giống với răng tương tự của loài chó. Tuy nhiên răng của con người không dài, nhọn hoặc sắc như răng tương đương trong miệng chó. Nhưng chúng đều ở cùng một vị trí và thường dài, nhọn hơn các răng khác.

Răng chó

1.2 Số lượng 

Các răng này là những răng đơn lẻ, chỉ có một răng trên mỗi phần tư hàm, hai ở trên và hai ở vòm dưới. Như vậy, mỗi chúng ta đều có 4 răng nanh, kể cả ở hệ răng sữa và răng vĩnh viễn. Chúng được kí hiệu trong bộ răng là răng 3. Mỗi cái được đặt bên cạnh một răng cửa bên. Chúng lớn hơn và khỏe hơn răng cửa. Chân của chúng chìm sâu vào xương, tạo điểm nhô nổi bật rõ rệt trên bề mặt.

1.3 Thời gian mọc

Những chiếc răng be bé đầu tiên xuất hiện trong độ tuổi từ 16 tháng đến 20 tháng. Các răng hàm trên mọc ở đầu tiên, tiếp theo là răng hàm dưới. Răng vĩnh viễn khi trưởng thành xuất hiện theo cách ngược lại. Đầu tiên, răng hàm dưới mọc khoảng 9 tuổi. Sau đó răng hàm trên xuất hiện ở tuổi 11 hoặc 12.

1.4 Hình thể

  • Với vị trí nằm giữa nhóm răng cửa và nhóm răng cối nhỏ, răng nanh thể hiện hình thái và chức năng như một răng chuyển tiếp. Răng nanh có rìa cắn là một đỉnh múi nhọn.
  • Kích thước lớn hơn răng cửa và có dạng hình nón. Bề mặt nhô lên, thon nhọn ở phần thân răng tạo nên đỉnh múi. Chúng chỉ có 1 chân răng nhưng dài và dày hơn răng cửa. Chân răng hình nón, ở mặt bên chân răng có các rãnh dọc chân răng.  
  • Nhìn từ mặt ngoài, răng nanh hẹp hơn khoảng một milimet so với răng cửa trung tâm. Các cạnh gần của chúng giống với các răng cửa bên cạnh, trong khi các khía cạnh xa của chúng gần như tiếp nối với hình thể răng cối nhỏ. Răng có màu hơi vàng và tối hơn so với các răng trước khác.

1.5 Chức năng

Trên nhiều động vật thuộc lớp có vú, răng nanh là răng không thể thiếu trong sự tồn tại của chúng.  Vì các răng này được sử dụng như một công cụ để săn, bắt giữ con mồi, cắn xé thức ăn. Nó cũng là vũ khí để tấn công và tự vệ. Trên người, chức năng “sinh mạng” đó của răng nanh không còn nhưng chúng vẫn được coi là một trong những răng “chiến lược” nhất trong miệng.

Răng nanh có sức chịu đựng cao đối với các lực mạnh trong quá trình nhai. Nó đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn. Qua đó răng này có khuynh hướng làm giảm bớt các nguy hại tiềm tàng, những tình trạng quá mức gây ra bởi các lực theo chiều ngang trong những vận động lệch tâm của hàm dưới đối với các răng sau.

xé thức ăn
Răng nanh dùng để xé thức ăn
  • Nó cũng là răng ổn định nhất trên cung răng. Với chân răng dài và khỏe nhất so với các răng khác, chúng được giữ chắc trong xương ổ răng và do đó it khi bị mất sớm. Độ nhô của thân răng nanh theo chiều ngoài trong khiến cho răng này dược bảo vệ tốt bằng cơ chế tự làm sạch.
  • Răng nanh nằm ở bốn “góc” của hai cung răng. Được coi là nền tảng của cung răng, giúp nâng đỡ các cơ mặt. Khi răng này bị mất, mặt trở nên phẳng và khó hồi phục được như trước.
  • Nó còn có tác dụng lớn trong việc hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên và trước bên.

Vì vậy răng nanh được coi là “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn. Nó là răng duy nhất hướng dẫn vận động sang bên trên những người có cơ chế “hướng dẫn răng nanh” (vốn được coi là cơ chế lý tưởng).

Tóm tắt các đặc điểm nhóm răng nanh:

  • Chúng là những răng đơn lẻ.
  • Rìa cắn thể hiện là một múi.
  • Chỉ có một chân và là chân răng lớn nhất trong bộ răng.
  • Là răng có một múi nhưng yếu tố chức năng của mặt trong răng nanh trên quan trọng hơn so với rìa cắn.
  • Đặc điểm cung của răng nanh đồng thời cũng là đặc điểm riêng vì chỉ có một răng nanh ở mỗi nửa hàm.

2. Răng nanh hàm trên (răng 3 trên)

Răng 3 hàm trên mọc khá muộn trong miệng. Thường vào khoảng 10-11 tuổi. Nghĩa là xấp xỉ tuổi mọc của răng cối nhỏ 2 và trước các răng cối lớn 2,3 . Về kích thước, răng 3 trên lớn hơn răng 3 dưới.

Kích thước của răng
Kích thước (mm)  

Cao thân răng

10.0

Gần xa thân răng

7.5

Ngoài trong thân răng

8.0

Cao toàn bộ

27.0

Gần xa cổ răng

5.5

Ngoài trong cổ răng

7.0
Răng nanh hàm trên
Đặc điểm răng nanh hàm trên
  1. Thân răng lớn hơn răng 3 dưới ở trên cùng bộ răng.
  2. Đường viên gần và đường viên xa nhìn từ phía ngoài hội tụ nhiều về phía cổ răng.
  3. Bờ cấn của thân răng chiếm ít nhất một phần ba chiều cao thân răng và có thể tới một nửa chiều gần xa
  4. Gờ bên gần và xa, gờ trong và cingulum rõ ràng hơn so với răng 3 dưới, làm cho các hõm lưỡi sâu hơn.
  5. Ở mặt trong, thường thấy hố lưỡi và các rãnh.
  6. Kích thước ngoài trong của thân răng (gồm cổ răng) lớn hơn răng nanh dưới.
  7. Nửa gần và nửa xa của thân răng không đối xứng khi nhìn từ phía cắn.

3/ Răng nanh hàm dưới (răng 3 dưới)

Răng 3 dưới là răng đầu tiên trong nhóm răng nanh xuất hiện trong khoang miệng. So với răng 3 trên, răng này hẹp hơn theo chiều gần xa và do đó dài hơn theo chiều bờ cắn – cổ răng. Hơn nữa, răng 3 dưới hẹp hơn răng nanh trên theo chiều ngoài trong.

Răng 3 dưới thường là răng tồn tại lâu dài nhất trên miệng.

Kích thước và tuổi mọc răng:

Kích thước( mm)

 

Cao thân răng

Gần xa thân răng

Ngoài trong thân răng

Cao toàn bộ

Gần xa cổ răng

Ngoài trong cổ răng

11,0

7,0

7,5

26,0

Tuổi mọc

11

Răng 3 dưới được đặt gần đường giữa hơn răng hàm trên, sao cho đỉnh của chúng tương ứng với các khoảng giữa răng 3 trên và răng cửa bên.

Răng nanh hàm dưới

Đặc điểm cung răng nanh dưới:
  1. Thân răng nhỏ hơn răng 3 trên ở trong cùng bộ răng.
  2. Đường viền gần và đường viền xa nhìn từ phía ngoài có xu hướng song song hay chỉ hơi hội tụ về phía cổ răng.
  3. Bờ cắn chiếm khoảng một phần tư hay một phần năm chiều cao chân răng, khiến răng trông như dài và hẹp hơn so với răng nanh trên.
  4. Mặt trong phẳng hơn răng 3 trên do các gờ lưỡi, gờ bên, và cingulum ít nhô hơn. Thường không có củ lưỡi, hố lưỡi và các rãnh.
  5. Kích thước ngoài trong ở gần cổ răng nhỏ hơn răng 3 trên.
  6. Nửa gần và nửa xa của thân răng khi nhìn từ phía cắn trông đối xứng hơn

4/ Răng nanh và tụt nướu

Các mô nướu xung quanh răng nanh dễ bị tụt do vị trí của chúng trong miệng. Theo Tạp chí chỉnh nha, răng cửa và răng nanh là những vị trí phổ biến nhất của tụt  Để giảm nguy cơ thoái hóa mô nướu xung quanh răng nanh, hãy chải nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng mềm. Hạn chế động tác chải thô bạo. Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt để tránh tụt nướu. Tuy nhiên,  tụt nướu cũng có thể xảy ra do đặc điểm giải phẫu mô xương và niêm mạc nướu vùng răng nanh đó.  Để điều trị, chúng ta cũng có thể thực hiện các phương pháp phẫu thuật ghép nướu phục hồi.

Hình dạng và vị trí của răng nanh khiến chúng đặc biệt quan trọng trong cấu trúc và chức năng của bộ răng. Răng nanh cũng đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động chức năng như: ăn nhai, cắn xé thức ăn. Nếu biết cách chăm sóc răng nanh của bạn thật tốt, chúng sẽ phục vụ bạn tốt suốt đời.

>> Xem thêm: Răng cửa: Vùng răng quyết định thẩm mỹ

Bác sĩ Trương Mỹ Linh