Nhung hươu: Tác dụng diệu kì làm nên vị thuốc quý

Nhung hươu được coi là loại dược phẩm quý được sử dụng từ lâu đời, ngày càng phổ biến rộng rãi tại các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam, không chỉ được biết đến với tác dụng bồi bổ tăng cường sức khỏe, nhung hươu còn biết đến với khả năng giúp tăng sinh lực và tăng cường khả năng sinh lí, để hiểu rõ hơn thực hư về loại thuốc quý này các bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây

Nhung hươu là gì?

Mô tả

Còn gọi là Nhung Hươu, Nhung Nai. Tên khoa học Cornu Cervi parvum.

Lộc nhung là sừng non của con hươu (lộc) Cervus Nippon Temminck, hoặc con nai (mê) Cervus unicolor Cuv đực được chế biến mà thành. Cả 2 con đều thuộc ngành có xương sống verte- brata, lớp có vú Mammalia, Bộ có móng Artio-dactyla, Họ hươu Cervidae.

Con hươu thường cao khoảng 1m dài 0,9m-1,2m (hươu đực) hoặc chỉ cao 0,72m (hươu cái). Lông đẹp, min màu đỏ hồng đốm trắng

Con Nai to và mạnh hơn con hươu, lông cứng hơn,màu xám hoặc nâu, không có đốm

Cả hai đều có chân dài, nhỏ, đuôi ngắn, 2 mắt to, dưới mắt có đốm đen.

Chỉ có con đực mới có sừng, từ hai tuổi trở đi, hươu nai bắt đầu có sừng, nhưng thường từ 3 năm trở đi sừng hoặc nhung mới tốt và mới thu hoạch. Hàng năm vào mùa hạ sừng hươu nai cũ sẽ rụng đi, xuân năm sau mới mọc lại sừng khác. Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm rất mềm. Mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt, trong chứa rất hiều mạch máu

Vì sừng non mềm và mịn như nhung do đó có tên.

Mùa nhung của hươu vào tháng 2-3, của nai vào tháng 4-8

Sừng hươu được phủ bộ lông mềm và mịn như nhung

Bộ phận dùng

Lộc nhung hươu, nai.

Cách bào chế

Người ta thường săn bắn hươu nai hoang dã để lấy nhung (loại này được coi quý và đắt nhất). Nhưng vì không đủ nhu cầu và nhung thường không đúng tuổi nên người ta thường nuôi hươu nai để lấy nhung,

Nhung hươu nai thường được lấy như sau:

Cưa nhung

Ở nước ta thường làm như sau: vào tháng 2, 3 khi những cặp nhung đã đúng tuổi, người ta chọn người khỏe mạnh, ôm cổ nắm chân hươu nai vật ngã xuống chú ý không làm hỏng nhung, trói kĩ 4 chân dùng cưa cắt nhung cách đế 3cm. Máu chảy ra hứng vào rượu uống (nên lấy có chừng mực), lấy mực tàu trộn than gỗ bôi vào chỗ cưa để làm ngừng chảy máu, lấy vải sạch bọc lấy để tránh ruồi muỗi đậu vào sinh dòi bọ.

Thường mỗi năm chỉ lấy được 1 cặp nhung, đôi khi 2 cặp.

Chế nhung

Đem cặp nhung mới cắt ngâm vào rượu khoảng 1 đêm, khi ngâm nhung nên để chỗ cắt không tiếp xúc trực tiếp vơi rượu cho chất tốt trong nhung không bị ra hết vào rượu. Sau 1 đêm, rang cát cho nóng vừa phải, để vào một cái ống ở giữa để  nhung. Lưu ý vẫn để phần cắt ở trên. Khi cát đã nguội thì thay cát mới rang nóng vào. Mỗi lần thay cát nóng mới thì nhúng Nhung Hươu vào rượu. Cứ làm liên tục cho đến khi nhung hươu khô. Sau đó cất vào  hộp có nắp đậy kín, bỏ thêm gạo rang để giữ nhung khô ráo.

Có thể thay cát nóng bằng gạo rang. Sau khi Nhung Hươu khô thì lấy gạo đó nấu cháo.

Có thể chế biến Nhung Hươu bằng những cách khác như tẩm rượu rồi sấy khô. Cách chế biến này nhanh hơn nhưng tính chất thì vẫn như nhau. Thường chế nhung sau khoảng 2-3 ngày, cặp nhung hươu có trọng lượng 800g sau khi chế biến sấy khô chỉ còn khoảng 250g.

Nhung hươu sau khi được thu hoạch

Công dụng

Thành phần hoá học

Một số các Acid amin, Calci Carborat, Calci Phosphat, Oestrogen, chất keo, Testosteron,…

Các nguyên tố vi lượng Cu, Fe, Zn, Br, Mg, Cr, Kiềm, Coban ,…

Ngoài ra nhung hươu tươi còn có collagens, Pantocrine, Hyaluronic, Chondroitin, Glycosami – noglycans, Alkaline Phosphatase, Acid Uronic, bạch cầu,Protein mô xương, trung tính, Prostaglandins, các khoáng chất,…

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của các nhà bác học Liên Xô cũ thì tác dụng của Pantocrin rất cao, nó làm tăng sức mạnh của cơ thể, giảm sự mệt mỏi của cơ tim, làm những vết thương mụn nhọt mau lành.

Theo báo cáo Y học Liên Xô  tháng 2-1945 Rexetnicova A. D có giới thiệu tác dụng của lộc nhung như sau:

Lộc nhung có tác dụng tốt với toàn thân, nâng cao năng lượng làm việc, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, giảm bớt mệt mỏi, vết thương chóng lành, lợi niệu, tăng nhu động ruột và dạ dày, ảnh hưởng tốt đến chuyển hóa protit và gluxit

Nhung hưu tán bột để dễ sử dụng

Công dụng

Bổ thận tráng dương

Tác dụng này thường dùng để điều trị chứng của thận dương hư. Theo đông y, Thận chủ về sinh dục. Thận hư suy làm cho giảm thiểu khả năng sinh dục. Nếu nam giới có thể có những biểu hiện như liệt dương, xuất tinh sớm. Nữ giới thấy giảm ham muốn, khó thụ thai. Dương hư còn gây đau mỏi lưng, chân tay lạnh, tiểu đêm nhiều lần. Bổ thận tráng thận dương sẽ giúp cơ thể cải thiện những triệu chứng trên.

Bổ tủy Ích tinh huyết, ôn bổ can thận

Đông y cho rằng thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh huyết. vậy nên theo nhung hươu thường dùng để điều trị chứng can thận  bất túc, có các biểu hiện như: gân cốt mềm yếu, trẻ chậm lớn, cơ thể suy nhược, phát dục chậm, huyết áp thấp, có thể thiếu máu, ù tai, hoa mắt.

Tăng cường cân cốt

Thận sinh tủy, chủ về cốt. Tác dụng bổ thận và ích tinh huyết sẽ góp phần làm xương cốt chắc khỏe.

Điều hòa mạch xung nhâm

Tính ấm và tác dụng tráng thận dương của nhung hươu giúp ôn ấm và điều hòa xung nhâm. Ở phụ nữ, xung nhâm hư hàn thường gây ra băng lậu (rong kinh), bạch đới (huyết trắng).

Chữa sang thương thũng độc.

Kiêng kị, liều dùng

Hiện nay, lộc nhung được Nga chế thành thuốc uống và thuốc tiêm với tên gọi pantocrin dùng làm thuốc bổ, chữa mệt mỏi, làm việc quá sức, huyết áp thấp, sau ốm dậy. Mỗi lọ Pantocrin 30-50ml ( để uống) hoặc ống tiêm 1ml tiêm dưới da.

Liều dùng: 1 ngày 2-3 lần, mỗi lần uống 30-40 giọt, uống trước khi ăn

Tiêm: ngày 1-2 ống

Có thể tán bột hoặc ngâm rượu uống. Ngày uống 2-3 lần , mỗi lần uống 0,3-1g.

Chú ý: Không dùng cho người tăng huyết áp, tiêu chảy, van tim hẹp, viêm thận nặng

Kết luận

Từ xa xưa, nhung hươu được biết đến như một dược phẩm quý cho những người suy yếu, mệt mỏi, được sử dụng và ca ngợi nhưng không phải ai cũng biết cách dùng loại dược liệu này để có tác dụng tốt nhất. Đặc biệt về những chống chỉ định khi dùng, có những bệnh khi dùng dược liệu quý này thậm chí có thể trở thành thuốc độc hại cơ thể, vì vậy để sử dụng đúng và phát huy tác dụng dược liệu, quý đọc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi của quý bạn đọc. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!