Những điều cần biết về thuốc gây mê Sevorane (sevoflurane)

Thuốc Sevorane (sevoflurane) là gì? Thuốc Sevorane được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kỹ về thuốc Sevorane trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: sevoflurane
Thuốc có thành phần tương tự: Sevoflurane

Nội dung bài viết

  • Thuốc Sevorane (sevoflurane) là gì?
  • Giá thuốc Sevorane bao nhiêu?
  • Chỉ định của Sevorane (sevoflurane)
  • Trường hợp không nên dùng Sevorane 
  • Hướng dẫn dùng Sevorane (sevoflurane)
  • Tác dụng phụ của Sevorane (sevoflurane)
  • Tương tác thuốc khi dùng Sevorane (sevoflurane)
  • Những lưu ý khi dùng thuốc Sevorane
  • Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc
  • Xử trí khi quá liều Sevorane
  • Xử trí khi quên một liều Sevorane
  • Cách bảo quản Sevorane (sevoflurane)

Thuốc Sevorane (sevoflurane) là gì?

  • Thuốc gây mê Sevorane (sevoflurane) có chứa hoạt chất sevofluran.
  • Sevofluran là thuốc mê dẫn chất halogen, ở dạng lỏng, dễ bay hơi, không bắt lửa, không gây nổ.
  • Thuốc được dùng ở dạng hít qua đường thở, có hiệu lực mạnh hơn desfluran.
  • Ngoài ra, sevofluran không có mùi hăng cay, không gây kích ứng đường hô hấp nên thường được dùng để khởi mê.
  • Về tác dụng, sevofluran có tác dụng gây giãn cơ, tác dụng này có thể đủ để tiến hành một số phẫu thuật mà không cần dùng thuốc chẹn thần kinh- cơ. Tuy nhiên, thuốc Sevorane không có tác dụng giảm đau.
Thông tin chi tiết thuốc gây mê Sevorane (sevoflurane)
Thông tin chi tiết thuốc gây mê Sevorane (sevoflurane)

Giá thuốc Sevorane bao nhiêu?

  • Nhóm thuốc: Gây mê/gây tê.
  • Dạng bào chế: Dung dịch lỏng dùng để hít.
  • Giá thuốc Sevorane Sevoflurane 250ml: 1.600.000 VNĐ/hộp.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thời điểm và nhà cung cấp. Theo đó, đây là nhóm thuốc kê đơn cần sử dụng dưới sự chỉ định điều trị từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Chỉ định của Sevorane (sevoflurane)

Sevorane (sevoflurane) được dùng trong khởi mê và duy trì tình trạng mê ở người lớn và trẻ em trong quá trình phẫu thuật.

Trường hợp không nên dùng Sevorane 

  • Dị ứng với sevofluran hoặc các thuốc mê có halogen khác hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức của thuốc Sevorane.
  • Không dùng trên các trường hợp đã biết hoặc nghi ngờ bị sốt cao ác tính.

Hướng dẫn dùng Sevorane (sevoflurane)

  • Sử dụng bình phun hơi chuyên dụng có định mức khi gây mê để kiểm soát được nồng độ sevofluran.
  • Phải điều chỉnh thuốc theo đáp ứng của từng người bệnh.
  • Lưu ý không có thuốc tiền mê đặc hiệu khi gây mê bằng Sevorane.

Khởi mê: Sevofluran phù hợp khi dùng mặt nạ để khởi mê ở cả người lớn và trẻ em. Để khởi mê, liều Sevorane
+ Người lớn: dùng sevofluran nồng độ tới 5% (tt/tt), với oxygen hoặc hỗn hợp oxygen và N2O.
+ Trẻ em: có thể dùng nồng độ tới 7% (tt/tt).

  • Ngoài ra, có thể dùng barbiturat tác dụng ngắn hoặc các thuốc khởi mê đường tĩnh mạch trước khi hít sevofluran.
  • Thông thường việc khởi mê bằng sevofluran nhanh (gây mê để phẫu thuật <2 phút) và êm dịu.

Liều duy trì mê: sử dụng sevofluran nồng độ 0,5 – 3,0% (tt/tt)
+ Riêng rẽ.
+ Hoặc đồng thời với N2O.

Tác dụng phụ của Sevorane (sevoflurane)

  • Nhịp tim chậm, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh.
  • Kích động thần kinh, vật vã.
  • Co thắt thanh quản, tắc nghẽn đường thở, ngừng thở (tạm thời), tăng ho.
  • Tăng tiết nước bọt.
  • Sốt, rét run, hạ nhiệt độ, đau đầu, cựa quậy.
  • Lơ mơ, hoa mắt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Suy nhược, đau.
  •  Loạn nhịp tim, ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu trên thất, blốc nhĩ thất hoàn toàn, mạch nhịp đôi, xuất huyết,…
  • Kêu la, kích động, lẫn lộn, tăng trương lực cơ, khô miệng, mất ngủ.
  • Tình trạng tăng tiết đờm, ngạt thở, thở khò khè, co thắt phế quản, tăng thông khí, viêm họng, nấc, giảm thông khí, khó thở, thở rít.
  • Tăng LDH, AST, ALT, BUN, phosphatase kiềm, creatinin, bilirubin huyết, glucose niệu, nhiễm fluor, albumin niệu, giảm phosphat huyết, nhiễm acid, tăng glucose máu.
  • Trường hợp rối loạn hệ tạo máu như tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Giảm thị lực, ngứa, rối loạn vị giác, ban da, viêm kết mạc.
  • Tiểu tiện giảm, nước tiểu bất thường, bí tiểu, ít nước tiểu.
  • Sốt cao ác tính.
Thuốc gây mê Sevorane (sevoflurane) có thể gây tác dụng phụ kích động thần kinh
Thuốc gây mê Sevorane (sevoflurane) có thể gây tác dụng phụ kích động thần kinh

Tương tác thuốc khi dùng Sevorane (sevoflurane)

  • Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Thuốc tác động trên hệ thần kinh tự động.
  • Những thuốc giãn cơ xương.
  • Loại thuốc chống nhiễm khuẩn.
  • Hormon và các chất tổng hợp, các dẫn xuất của máu.
  • Các thuốc tim mạch.
  • Barbiturat, propofol và các thuốc khác thường dùng gây mê đường tĩnh mạch.
  • Benzodiazepin và opioid.
  • Chất chẹn thần kinh – cơ.
  • Vecuronium, pancuronium và atracurium.

Những lưu ý khi dùng thuốc Sevorane

  • Luôn có sẵn máy móc hoặc các công cụ để thực hiện hồi sức hô hấp, tuần hoàn.
  • Lưu ý vì mức độ gây mê có thể thay đổi nhanh chóng, phải sử dụng bình phun hơi chuyên dụng để có thể dự đoán được nồng độ thuốc.
  • Trong khi duy trì tình trạng mê, tăng nồng độ thuốc gây ra tình trạng giảm huyết áp phụ thuộc vào liều. 
  • Đánh giá cẩn thận sự phục hồi sau gây mê trước khi đưa bệnh nhân ra khỏi phòng hồi sức cấp cứu.
  • Mặc dù, hiếm khi gặp phải các trường hợp co giật xảy ra đồng thời với dùng Sevorane. Do đó, phải đánh giá tình trạng lâm sàng khi dùng thuốc ở những bệnh nhân có nguy cơ co giật.
  • Tình trạng tăng kali huyết sau mổ hiếm gặp, có thể gây loạn nhịp tim và tử vong ở trẻ em trong thời kỳ sau phẫu thuật.
  • Sevorane (sevoflurane) có thể dùng ở bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhưng, vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ trên đối tượng ở mức độ nặng.
  • Lưu ý khi dùng thuốc này trên đối tượng là người cao tuổi hoặc trẻ em.

Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc

Phụ nữ mang thai

  • Một số nghiên cứu chỉ ra, khi dùng thuốc ở liều cao nhất khi thử trên chuột và thỏ nhưng không phát hiện bằng chứng về suy giảm sinh sản hoặc gây tổn hại cho bào thai.
  • Vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai.
  • Do đó, chỉ nên dùng Sevorane trong thời kỳ mang thai nếu thực sự cần thiết.

Phụ nữ cho con bú

  • Tại thời điểm 24 giờ sau khi gây mê, nồng độ của thuốc sevofluran trong sữa mẹ có lẽ không quan trọng về mặt lâm sàng.
  • Vì sevofluran được thải trừ nhanh khỏi hệ tuần hoàn, nồng độ trong sữa có thể sẽ thấp.
  • Vẫn chưa có báo cáo về việc sử dụng sevofluran trong thời kỳ cho con bú.
  • Do đó, nên thận trọng khi dùng trên đối tượng phụ nữ đang cho con bú.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Xử trí khi quá liều Sevorane

  • Nếu tình trạng quá liều thuốc Sevorane xảy ra thì nên ngừng sevofluran.
  • Tập trung duy trì thông thoáng đường dẫn khí, thông khí có kiểm soát với oxygen đồng thời duy trì chức năng tim mạch đầy đủ.

Xử trí khi quên một liều Sevorane

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản Sevorane (sevoflurane)

  • Để thuốc Sevorane tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc gây mê Sevorane (sevoflurane) trong khởi mê và duy trì mê trong quá trình phẫu thuật. Hãy báo hiệu ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!