Thuốc nào trị chứng mất ngủ? Những điều bạn cần biết

Mất ngủ là bệnh lí gì? Nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây ra các tác động có hại thế nào đối với cuộc sống sinh hoạt cũng như hiệu quả công việc của người bệnh? Trường hợp mất ngủ, người bệnh cần dùng thuốc nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

  • 1. Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?
  • 2. Tác hại của mất ngủ kéo dài
  • 3. Mất ngủ uống thuốc gì?
  • 4. Mất ngủ phải làm sao?

1. Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?

Tình trạng mất ngủ kéo dài
Tình trạng mất ngủ kéo dài

Giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người trong chúng ta. Ngủ là một hoạt động xảy ra một cách tự nhiên có chu kỳ. Từ đó, giúp cơ thể phục hồi và chuẩn bị cho một ngày làm việc mới hiệu quả hơn.

bệnh mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh

  • Có sức khỏe và tinh thần giảm sút
  • Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến các hệ cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tim mạch.

Ngoài ra, khi các yếu tố tạo nên một giấc ngủ có chất lượng không được đảm bảo bao gồm

  • Thời gian ngủ không đủ
  • Khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc
  • Người bệnh uể oải khi thức dậy

Không những vậy, bệnh mất ngủ kéo dài trong một khoảng thời gian làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Vì vậy, cần phải tìm cách khắc phục và chấm dứt tình trạng này.

Lưu ý, tần suất mắc bệnh mất ngủ tăng dần trong xã hội hiện đại ngày nay, chiếm >30% dân số thế giới và vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút.

2. Tác hại của mất ngủ kéo dài

2.1. Tăng nguy cơ gặp tai nạn

  • Tại Mỹ hàng năm có 6000 tai nạn chết người do lái xe trong trạng thái buồn ngủ.
  • Gây suy giảm khả năng miễn dịch
    + Nếu hay bị cúm thì nguyên nhân có thể do vấn đề về giấc ngủ

    + Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch. Do đó cơ thể ít có khả năng chống lại các vi sinh vật.
  • Từ đó cho thấy, mất ngủ kéo dài làm giảm hoạt động của các tế bào giết tự nhiên và làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

2.2. Thiếu ngủ có thể gây béo phì

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ <5 giờ làm tăng nguy cơ béo phì thêm 50%.
  • Điều này có thể do những người thiếu ngủ có sự giảm nồng độ leptin (làm cảm thấy no) và tăng nồng độ ghrelin (kích thích cơn đói).
  • Vì thế cho nên cơ thể sẽ luôn cảm thấy thèm các đồ ăn mặn và ngọt.

2.3. Gây các rối loạn về tâm lý, tâm thần

  • Thiếu ngủ một đêm sẽ gây ra tình trạng ủ rũ và cáu kỉnh vào ngày hôm sau
  • Do vậy, khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm hay lo âu.
  • Ngoài ra, thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ thêm 33%.

Xem thêm: Những loại thảo dược trị mất ngủ phổ biến và hiệu quả

2.4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

  • Các nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ <5 giờ/ đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần.
  • Ngoài ra, bỏ lỡ giấc ngủ sâu có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách thay đổi cơ thể xử lý glucose và sử dụng năng lượng.

2.5. Giấc ngủ làm tăng ham muốn tình dục

  • Các nghiên cứu cho thấy nam giới và nữ giới bị mất ngủ kéo dài có ít ham muốn tình dục hơn và ít hứng thú với tình dục.
  • Nam giới mắc chứng ngừng thở khi ngủ. Đây là một rối loạn về hô hấp, gây tình trạng khó thở. Từ đó, dẫn tới giấc ngủ bị gián đoạn. Và cũng có xu hướng giảm nồng độ testosterone và có thể làm giảm ham muốn tình dục.

2.6. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

  • Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có liên quan đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và có thể làm tăng nồng độ các chất liên quan đến quá trình viêm
  • Ngoài ra, thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

2.7. Khó mang thai

  • Thiếu ngủ là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến sự khó khăn khi thụ thai ở cả nam và nữ
  • Việc thiếu ngủ thường xuyên có thể gây khó khăn cho việc mang thai bằng cách làm giảm sự tiết các hormon sinh sản.

3. Mất ngủ uống thuốc gì?

Điều trị tình trạng mất ngủ với thuốc
Điều trị tình trạng mất ngủ với thuốc

Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị mất ngủ mà người dùng có thể tham khảo thông tin

  • Thuốc ngủ
    + Gồm Phenobarbital, Zolpidem… Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh

    + Chỉ được sử dụng trong trường hợp mất ngủ ngắn và không nghiêm trọng.
    + Lưu ý, không nên dùng nhóm thuốc này >3 ngày.
    + Ngoài ra, khi sử dụng, có thể gây ra một số tác dụng phụ: chóng mặt, nhức đầu hay rối loạn tiêu hóa…
  • Kháng histamin
    + Gồm Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin… Đây là các thuốc kháng histamin thế hệ cũ, chống dị ứng và có thể gây ngủ khá mạnh.

    + Chỉ định thuốc cho các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều như hắc lào, chàm,…
    + Một số tác dụng phụ: mệt mỏi, khô miệng, khô mũi,…
  • Nhóm thuốc an thần kinh mới
    + Gồm Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride… có tác dụng gây ngủ mạnh.
    + Trường hợp dùng lâu dài thì sẽ gây béo do cảm thấy ăn ngon miệng
    + Chỉ định thuốc cho các đối tượng bị mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa.
  • Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng
    + Gồm Clomipramine, Mirtazapine..
    + Điểm đặc biệt, sử dụng trong thời gian dài sẽ không gây ra tình trạng quen thuốc.
    + Tuy nhiên, một nhược điểm là không có tác dụng ngay lập tức. Khoảng 3 – 4 tuần điều trị, giấc ngủ của người bệnh mới được cải thiện rõ ràng.
    + Một số tác dụng phụ : táo bón, bí tiểu ở người bệnh u xơ tiền liệt tuyến, khô miệng, đắng miệng,..

4. Mất ngủ phải làm sao?

Để cải thiện tình trạng mất ngủ ngoài dùng thuốc trị mất ngủ thì người bệnh cần phải

4.1. Chế độ sinh hoạt

  • Đầu tiên, cần phải lập thời gian biểu
    + Phải đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng.
    + Không nên ỷ lại vào cuối tuần mà ngủ muộn vì sẽ phá hỏng chu kỳ giấc ngủ mà cơ thể đã quen.
    + Một điểm lưu ý là không ngủ quá nhiều ban ngày hay quá 7-8 giờ/ngày.
  • Thư giãn trước khi ngủ
    + Có nhiều cách để thư giãn ví dụ có thể tắm nước ấm, đọc sách báo, xem tivi, nghe nhạc hay tập thể dục nhẹ nhàng
    + Bên cạnh đó, có thể tập yoga hoặc thiền để cân bằng lại tinh thần.
    + Kết hợp giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp. Nhiệt độ phù hợp sẽ giúp dễ chìm vào ngủ và không thức giấc giữa đêm.

4.2. Chế độ ăn uống khi bị mất ngủ

  • Hạn chế tối đa những thực phẩm có chất Cafe, nicotine vào buổi tối.
  • Có thể uống một ly rượu cocktail trước khi đi ngủ để giúp dễ ngủ. Tuy nhiên, nếu say xỉn sẽ làm hôn mê bất tỉnh, giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
  • Ăn quá no có thể làm đầy bụng, khó tiêu, gây khó chịu khi nằm và dẫn đến khó ngủ. Nhưng, nếu ăn quá ít sẽ bị thức giấc ban đêm vì đói bụng. Do vậy, cần ăn đủ no vào bữa chiều và tránh những món khó tiêu
  • Có nhiều chất tryptophan như thịt gà tây, sữa, bơ, phô mai, một số loại đậu, ngũ cốc. Do vậy, nên thêm vào chế độ ăn
  • Bên cạnh đó, có thể bổ sung các vitamin và chất khoáng
  • Ngoài ra, cần đảm bảo nồng độ sắt trong cơ thể được vừa đủ để có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Có thể bổ sung sắt bằng thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thức ăn…

Một giấc ngủ đầy đủ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Để đảm bảo một giấc ngủ đầy đủ, mọi người cần phải xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống thật phù hợp để có thể đảm bảo sức khỏe cũng như tăng năng suất chất lượng công việc. Hãy liên hệ với bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn thêm nếu chưa rõ vấn đề nhé!