Hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không?

Như đã biết, thuốc ngủ là thuốc kê đơn, nghĩa là phải được bác sĩ chỉ định. Vậy nhà thuốc có bán thuốc ngủ không? Bạn có thể dễ dàng mua thuốc tại đây hay không? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

  • 1. Hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không?
  • 2. Các loại thuốc ngủ được cấp phép trên thị trường
  • 3. Rủi ro khi sử dụng thuốc ngủ

1. Hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không?

  • Các đối tượng bị chứng mất ngủ triền miên chiếm số lượng khá lớn. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không còn cách nào khác người bệnh lại tìm đến các nhà thuốc. Vậy câu hỏi đặt ra liệu hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không? Câu trả lời là không phải hiệu thuốc nào cũng được phép bán thuốc ngủ.
  • Phải đảm bảo yêu cầu về tính đáp ứng thực hành của nhà thuốc, có kiểm định cũng như đã được đăng ký rõ ràng…. thì nhà thuốc đó mới được phép bán. Vì thuốc an thần gây tác động đến hệ thần kinh, có hoạt chất gây nghiện. Trường hợp dùng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuốc.
  • Khi tìm hiểu liệu hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không thì đồng thời nên đánh giá những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng những loại thuốc này. 

2. Các loại thuốc ngủ được cấp phép trên thị trường

2.1. Thuốc an thần Rotunda

Giá bán: 42.000 đồng.

Thuốc điều trị mất ngủ Rotunda (rotundin)
Thuốc điều trị mất ngủ Rotunda (rotundin)

Công dụng của thuốc

  • Rotunda được chỉ định dùng trong các trường hợp lo âu, căng thẳng do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ, hoặc giấc ngủ đến chậm
  • Thuốc có thể dùng thay thế cho Diazepam khi bệnh nhân bị quen thuốc.
  • Ngoài ra, thuốc Rotunda được dùng giảm đau trong các trường hợp đau dây thần kinh, đau đầu cao huyết áp. Hoặc các tình trạng đau cơ, xương, khớp, sốt cao gây co giật.

Công thức

  • Rotundin (L-Tetrahydropalmatin) với hàm lượng 30mg.
  • Tinh bột sắn.
  • Erapac.
  • Era gel.
  • Talc.
  • Magnesi stearat.

Cách dùng (đường uống)

Để an thần gây ngủ

  • Liều trung bình cho người lớn: 1 viên/ lần x 2-3 lần/ ngày.
  • Liều trung bình cho trẻ em >1 tuổi với 2mg/ kg thể trọng chia làm 2 – 3 lần/ ngày.

Để giảm đau: Liều dùng gấp đôi so với liều an thần gây ngủ.

2.2. Thuốc Haloperidol

Giá bán: 95.000 đồng.

Công dụng của thuốc

  • Điều trị các trạng thái kích động tâm thần vận động nguyên nhân khác nhau (hưng cảm, cơn hoang tưởng cấp, mê sảng, run do rượu).
  • Không những vậy, trạng thái loạn thần mạn tính (hoang tưởng mạn tính, hội chứng paranoia, hội chứng paraphrenia, bệnh tâm thần phân liệt); trạng thái mê sảng, lú lẫn kèm theo kích động;….
  • Ngoài ra, với các chuyên khoa khác; thuốc được dùng để chống nôn, gây mê, làm dịu các phản ứng sau liệu pháp tia xạ và hóa trị liệu bệnh ung thư.

Cách dùng thuốc

  • Haloperidol có thể uống, tiêm bắp. Haloperidol decanoat là thuốc an thần tác dụng kéo dài
  • Thuốc được theo đường tiêm bắp.
  • Lưu ý nên uống haloperidol cùng thức ăn hoặc 1 cốc nước (240ml) hoặc sữa nếu cần.
  • Không được pha thuốc vào café hoặc nước chè. Điều này sẽ làm haloperidol kết tủa.

Liều lượng

Liều được đánh giá phù hợp với từng đối tượng bệnh. Nên bắt đầu từ liều thấp, sau khi có đáp ứng tốt (thường là 3 tuần), cần xác định giảm dần liều tới liều thấp nhất vẫn hiệu quả để duy trì. Dưới đây là liều tham khảo trong điều trị bệnh loạn thần và các rối loạn hành vi kết hợp.

Đối tượng là người lớn

  • Ban đầu dùng liều 0,5mg – 5mg, 2 – 3 lần/ ngày.
  • Điều chỉnh liều dần dần khi cần và cho đến khi người bệnh chịu được thuốc.
  • Trường hợp trong loạn thần nặng hoặc người bệnh kháng thuốc, liều có thể tới 60mg/ ngày, thậm chí 100mg/ ngày.
  • Đối với người lớn thì giới hạn thông thường là 100mg còn trẻ <3 tuổi thì vẫn chưa xác định được.

Trẻ em 3-12 tuổi (trong mức cân nặng 15 – 40 kg)

  • Liều ban đầu 25 – 50microgam/ kg (0,025 – 0,05mg/kg)/ ngày, chia làm 2 lần.
  • Tối đa liều 10mg/ ngày. 

2.3. Thuốc Phenobarbital

Giá bán: 108.000 đồng

Chỉ định của thuốc

Thuốc Phenobarbital được dùng trong điều trị động kinh (trừ động kinh cơn nhỏ) gồm:

  • Động kinh cơn lớn.
  • Động kinh giật cơ.
  • Động kinh cục bộ.

Ngoài ra, có thể giúp phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.

Không những vậy, có thể dùng trên các đối tượng vàng da sơ sinh hoặc người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.

Liều lượng (dùng cho đường uống)

Lưu ý, tổng liều dùng hàng ngày phải <600mg và tùy vào từng người bệnh

Liều thông thường người lớn:

  • Trường hợp chống co giật: 60 – 250mg/ lần/ ngày
  • Để an thần:30 – 120mg, chia làm 2 hoặc 3 lần/ ngày.
  • Gây ngủ: dùng liều 100 – 320mg, uống lúc đi ngủ.

Liều thông thường cho trẻ em:

  • Để chống co giật: 1 – 6mg/kg/ngày/ lần hoặc chia nhỏ liều.
  • Trường hợp an thần: 2mg/kg x 3 lần/ ngày.
  • Trước khi phẫu thuật: dùng liều 1 – 3mg/kg.
  • Để chống tăng bilirubin huyết sơ sinh: 5 – 10mg/kg/ngày, trong vài ngày đầu khi mới sinh.

Trẻ em tới 12 tuổi: 1-4mg/kg, 3 lần mỗi ngày.

Các trường hợp cần lưu ý

  • Người bệnh đã từng bị nghiện ma túy, nghiện rượu.
  • Thận trọng trên người bệnh suy thận; người cao tuổi; phụ nữ mang thai, cho con bú,..
  • Lưu ý, không được ngừng thuốc đột ngột ở người bệnh mắc động kinh.
  • Dùng phenobarbital lâu ngày có thể gây lệ thuộc thuốc.

2.4. Thuốc Diazepam

Giá tham khảo: 300.000 đồng

Thuốc an thần gây ngủ Diazepam
Thuốc an thần gây ngủ Diazepam

Công dụng của thuốc

  • Diazepam làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu, tác dụng an thần, gây ngủ một cách rõ rệt.
  • Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giãn cơ, chống co giật.
  • Dùng trong thời gian ngắn với mục đích để điều trị trạng thái lo âu, căng thẳng, dùng làm thuốc an thần, tiền mê, chống co cơ và xử trí các triệu chứng khi cai rượu.

Cách dùng, liều dùng

Trường hợp điều trị liên tục và đạt được tác dụng mong muốn thì nên dùng liều thấp nhất. Lưu ý, để tránh tình trạng nghiện thuốc (không nên dùng >15 – 20 ngày).

Với đối tượng là người lớn:

  • Điều trị lo âu, bắt đầu từ liều thấp 2 – 5mg/lần, 2 – 3 lần/ngày
  • Trường hợp lo âu nặng, kích động có thể phải dùng liều cao hơn nhiều
  • Trong trường hợp có kèm theo mất ngủ: 2 – 10mg/ngày, uống trước khi đi ngủ

Đối tượng là người già và người bệnh yếu ít khi dùng quá 2mg.

2.5. Thuốc ngủ Tâm An Lạc Tiên

Thuốc ngủ Tâm An Lạc Tiên

Giá tham khảo: 480.000 VNĐ

Sản xuất: nhà thuốc Đông y cổ truyền Vạn Xuân Đường.

Thuốc an thần Tâm An Lạc Tiên

Thành phần trong thuốc dược liệu

  • Lạc tiên.
  • Nhân sâm.
  • Bạch truật.
  • Phục thần.
  • Long nhãn nhục.
  • Toan táo nhân sao.
  • Đương quy.
  • Viễn chí.
  • Chích thảo.
  • Hoàng kỳ.
  • Sinh khương.
  • Mộc hương.
  • Đại táo.
  • Bồ công anh.
  • Kê huyết đằng và một số vị dược liệu khác.

Công dụng của thuốc

  • Giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc.
  • Không những vậy, giúp kéo dài giấc ngủ hơn và điều trị chập chờn tình trạng thức dậy nửa đêm.
  • Ngoài ra, thuốc có thể giúp giảm âu lo, căng thẳng, stress.
  • Sức khỏe của bạn phục hồi và tinh thần sảng khoái hơn.

Đối tượng sử dụng

  • Đối tượng dùng với người lớn:

Liều dùng uống 3 lần/ ngày.

Mỗi lần nên dùng 10 viên trước bữa ăn 30 phút.

  • Với trẻ em từ 6 – 12 tuổi:

Dùng liều ngày uống 3 lần, mỗi lần nên dùng 5 viên trước bữa ăn 30 phút.

Lưu ý: một hộp thuốc dùng trong 15 ngày đối với người lớn, trẻ em dùng được 30 ngày.

3. Rủi ro khi sử dụng thuốc ngủ

  • Chóng mặt, đau đầu, tình trạng mất điều hòa, ngủ gật, lú lẫn, buồn ngủ, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Gây yếu cơ.
  • Loạn thị giác, song thị.
  • Khô miệng, rối loạn tiêu hóa.
  • Gây ra các rối loạn về trí nhớ, chức năng tình dục; giảm số lượng tinh trùng, gây vú to ở nam giới; tiết dịch sữa.
  • Lệ thuộc thuốc.
  • Thay đổi lượng đường trong máu.
  • Rối loạn hành vi.
  • Tăng đường huyết.

Do vậy, không phải bất cứ loại thuốc ngủ nào cũng được tìm mua ở nhà thuốc. Người bán lẫn người mua nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng thuốc một cách bữa bãi để đảm bảo việc dùng thuốc được tối ưu và tránh trường hợp nhờn thuốc cũng như hạn chế các tác dụng phụ nhé!