Uống thuốc tẩy giun khi nào là tốt nhất?

Việc tẩy giun là cần thiết để có thể đảm bảo sức khỏe cho mọi đối tượng kể cả người lớn và trẻ em. Vậy các tiêu chí để chon thuốc tẩy giun tốt là gì? Thời điểm nào dùng thuốc tẩy giun là tốt nhất? Cần lưu ý những gì khi dùng thuốc tẩy giun? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên để hiểu rõ hơn nhé!

1. Tiêu chí chọn thuốc tẩy giun tốt

Nhìn chung, để lựa chọn thuốc tẩy giun tốt. Yếu tố tiên quyết là chọn đúng thuốc trị đúng bệnh. Nghĩa là nhiễm giun nào thì dùng thuốc tẩy giun gì cho phù hợp. Trong đó có:

Thuốc Mebendazole

  • Đây là thuốc tiêu diệt giun bằng cách làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Từ đó, khiến giun không sử dụng được năng lượng dẫn đến tự tiêu hủy.
  • Thuốc thường được lựa chọn vì chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Không những vậy, thuốc ít bị hấp thu và ít gây ra tác dụng phụ.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý, khi dùng liều cao, có thể gây tổn hại gan và suy tủy.

Albendazole

  • Thuốc hoạt động làm cạn kiệt năng lượng ở giun.
  • Ngoài ra, albendazol có tác dụng diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành, nang sán và ấu trùng sán.
  • Lưu ý, không dùng cho trẻ bị bệnh về gan.

Thuốc tẩy giun Pyrantel

  • Thuốc hoạt động bằng cách làm tê liệt thần kinh các loại giun.
  • Tiếp đó, giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân.
  • Ngoài ra, Pyrantel có tác động lên giun chưa trưởng thành nhưng không có tác dụng đối với trứng và ấu trùng giun.
  • Cần lưu ý thuốc có thể gây tăng nhẹ men gan. Do đó, không sử dụng thuốc ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan.

2. Thời điểm uống thuốc tẩy giun tốt nhất? Vì sao?

Ngày nay, trên thị trường, thuốc tẩy giun chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, trong đó mebendazol dễ sử dụng. Đây là loại thuốc không kê đơn. Do đó, có thể tự mua thuốc để tẩy giun cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Lưu ý, cần tẩy giun định kỳ từ 4 – 6 tháng/ lần. Ngoài ra, với Mebendazol không độc nên liều dùng cho người lớn có thể dùng tương tự trên trẻ em > 2 tuổi.

Có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày (sáng, trưa hay chiều tối). Không những vậy có thể vào lúc bụng đói hay no. Đây là một ưu điểm khi dùng thuốc mà không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.

Cách dùng thuốc tẩy giun hợp lí

Để hạn chế trải các tác dụng không mong muốn tuy không phổ biến như: tình trạng đau bụng lâm râm, buồn nôn… nên uống thuốc sau bữa ăn sáng. Trường hợp muốn phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất của thuốc thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.

Kết luận: Với các loại thuốc tẩy giun ngày nay, người dùng có thể sử dụng bất kể thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, để hạn chế trải qua các tác dụng phụ không mong muốn cũng như để tối ưu hóa tác dụng của thuốc nên dùng như đã thông tin ở trên.

3. Lưu ý khi uống thuốc tẩy giun

  • Trước hết, thuốc tẩy giun không phải là thuốc kê đơn, lại dễ sử dụng và được đánh giá là tương đối an toàn.
  • Nhìn chung, với phần lớn các thuốc tẩy giun, chỉ cần bắt đầu sử dụng theo định kỳ 6 tháng/ lần cho trẻ > 2 tuổi. Đối tượng là trẻ < 2 tuổi, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện bé nhiễm giun,hãy đưa con đi khám. Nên cho trẻ làm những xét nghiệm tầm soát như xét nghiệm máu, soi phân. Trường hợp chẩn đoán trẻ bị nhiễm giun thì cho trẻ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lưu ý, ngoại trừ thuốc Albendazole thì phần lớn các loại thuốc không tác dụng lên dạng trứng và ấu trùng giun. Do vậy, nên uống thêm một liều sau 2 – 4 tuần.
  • Nếu những triệu chứng bị nhiễm giun sán vẫn còn sau khi đã dùng thuốc thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị.
  • Tuy nhiên, có một ưu điểm đối với các thuốc tẩy giun hiện tại. Đó là có thể uống thuốc tẩy giun vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần nhịn đói hay dùng thuốc xổ.

4. Tần suất tẩy giun định kỳ

Theo Tổ chức WHO khuyến nghị, tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng. Việc tẩy giun đặc biệt quan trọng ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và vệ sinh cá nhân.

Tần suất tẩy giun theo khuyến cáo WHO

Trẻ em

Khuyến nghị tẩy giun 1 – 2 lần/ năm cho tất cả trẻ em ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em > 20%.

  • 12 – 23 tháng.
  • Trẻ trước độ tuổi đi học từ 1 – 4 tuổi.
  • Trẻ trong độ từ 5 – 12 tuổi (có thể tới 14 tuổi).

Vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trẻ em > 50%: khuyến nghị tẩy giun với tần suất 2 lần/ năm

Trẻ em < 24 tháng dùng liều Albendazole 200 mg/lần.

Các đối tượng khác dùng thuốc Albendazole (Zentel) với liều 400 mg/lần và Mebendazole (Fugacar) với liều 500 mg/ lần.

Nữ giới tuổi thanh viên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

  • Khuyến nghị về việc tẩy giun 1 – 2 lần/ năm cho tất cả nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trong nhóm đối tượng trên > 20%.
  • Tẩy giun với tần suất 2 lần/ năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ > 50%.
  • Lưu ý về liều khuyến cáo là Albendazole 400 mg/lần và Mebendazole 500 mg/lần

Phụ nữ mang thai

  • Khuyến cáo tẩy giun sau quý 1 của thai kỳ với liều duy nhất tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc giun tóc > 20% hoặc tại vùng có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai > 20%.
  • Dùng liều duy nhất Albendazole 400 mg và Mebedazole 500 mg.

Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu cần dùng thuốc đúng thời điểm. Tuân theo các khuyến cáo về tẩy giun để có thể đảm bảo sức khỏe. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc không rõ hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn!