Những điều bạn cần biết về vắc-xin HPV

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ.  Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. Không những vậy còn xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu. Do đó, việc tiêm phòng HPV để có thể phòng được các căn bệnh nguy hiểm này. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về vắc-xin HPV này thật kĩ nhé!

1. Vắc-xin HPV là gì?

1.1. Định nghĩa

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh do HPV (Human Papilloma Virus) gây ra.

  • Ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục.
  • Sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người.

vắc-xin HPV

Vi-rút HPV có những đặc điểm bao gồm: 

  • Thường nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến các triệu chứng bất thường ở cổ tử cung.
  • Có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.
  • Lây truyền qua đường tình dục bằng cách tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng. Hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Ngoài ra, khi hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối phương bằng miệng cũng có thể lây nhiễm.
  • Có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết…
  • Có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con khi sinh dẫn đến đa bướu gai đường hô hấp ở trẻ.

1.2. Các loại vắc-xin HPV

vắc-xin HPV
Vắc-xin HPV
Tên vắc-xin Vắc xin Gardasil (Mỹ)
Vắc xin Cervarix (Bỉ)
Số chủng có thể phòng ngừa Phòng 4 týp HPV (6, 11, 16 và 18) Phòng 2 týp HPV (16 và 18)
Đối tượng  Tiêm cho nữ giới từ 9 – 26 tuổi Tiêm cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi.
Lịch tiêm phòng  Gồm 3 mũi:
  • 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Gồm 3 mũi:
  • 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.
  • 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Tác dụng của vắc-xin

Phòng ngừa

  • Ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư âm hộ, ung thư âm đạo.
  • Mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

1.3. Lý do nên tiêm phòng

80% mọi người sẽ bị nhiễm vi-rút HPV trong đời. Hầu hết mọi người hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm vi-rút tại một số thời điểm mà không cần tiêm phòng.

Báo cáo mỗi năm về tình trạng nhiễm vi-rút HPV tại Mỹ, có khoảng 14 triệu người (kể cả thanh thiếu niên).

Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm vi-rút sẽ tự khỏi. Nhưng các bệnh nhiễm trùng không biến mất có thể gây ra một số loại ung thư.

Một số lí do nên tiêm phòng vắc-xin HPV bao gồm:

Tiêm vắc-xin HPV đang ngăn ngừa nhiễm trùng và tiền ung thư
  • Nhiễm trùng HPV và tiền ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể kể từ khi sử dụng vắc-xin.
  • Đã giảm 86% các bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục ở các cô gái tuổi teen do vi-rút gây nên.
  • Trong số những phụ nữ được tiêm chủng, tỷ lệ tiền ung thư cổ tử cung gây ra bởi các loại HPV thường liên quan đến ung thư cổ tử cung giảm 40%.
Tiêm vắc-xin HPV giúp phòng ngừa ung thư
Tiêm vắc-xin HPV cho con của bạn bây giờ tốt hơn là điều trị ung thư HPV sau này
  • Những loại ung thư HPV khác có thể không được phát hiện cho đến khi chúng gây ra các vấn đề về sức khỏe . 
  • Tiêm vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư này phát triển.

2. Đối tượng nên tiêm phòng

Vắc-xin HPV
Vắc-xin HPV

 

  • Khuyến nghị nên bắt đầu tiêm vắc-xin HPV định kỳ cho tất cả trẻ em ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Cụ thể nên tiêm hai liều vắc-xin HPV cho tất cả bé trai và bé gái ở độ tuổi 11 
  • Tiêm phòng có thể được bắt đầu sớm nhất là 9 tuổi.
  • Việc tiêm vắc-xin cũng được khuyến nghị cho tất cả những người từ 13 – 26 tuổi chưa được tiêm phòng trước đó hoặc chưa hoàn thành xong.

Vắc-xin bảo vệ trẻ trước khi chúng tiếp xúc với bệnh. Đó là lý do tại sao vắc-xin HPV được khuyên dùng sớm hơn là muộn hơn, để bảo vệ con bạn từ đầu thay vì điều trị bệnh do nhiễm vi-rút.

  • Tiêm vắc-xin HPV cũng được khuyến nghị cho tất cả mọi người trong độ tuổi 26, nếu chưa được tiêm phòng.
  • Lưu ý, việc tiêm phòng này không được khuyến cáo cho mọi người >26 tuổi.
  • Tuy nhiên, một số người trưởng thành từ 27 – 45 tuổi chưa được tiêm phòng có thể quyết định tiêm vắc-xin HPV. Sau khi cân nhắc với bác sĩ về nguy cơ nhiễm trùng HPV mới và những lợi ích có thể có của việc tiêm phòng.
  • Tiêm vắc-xin HPV ở độ tuổi 27 – 45 mang lại ít lợi ích hơn, vì nhiều người đã tiếp xúc với vi-rút trước đó.

3. Chống chỉ định vắc-xin HPV

  • Sốc phản vệ sau khi tiêm phòng.
  • Chống chỉ định cho những người đã từng bị mẫn cảm ngay lập tức với nấm men do vắc-xin phòng ngừa HPV được chiết xuất từ Saccharomyces cerevisiae.  
  • Đang mắc các bệnh cấp tính ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Do đó, nên trì hoãn việc tiêm chủng cho đến khi các triệu chứng của bệnh cải thiện.
  • Trường hợp chỉ mắc các bệnh cấp tính nhỏ (ví dụ, tiêu chảy hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên nhẹ, có hoặc không có sốt) không phải là lý do để trì hoãn tiêm chủng.

4. Tác dụng phụ khi tiêm phòng vắc-xin HPV

Vắc-xin HPV
Vắc-xin HPV

Giống như bất kỳ loại vắc-xin hoặc thuốc, tiêm vắc-xin HPV có thể gây ra tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Đau, đỏ hoặc sưng ở vùng tiêm thuốc
  • Có thể gây chóng mặt hoặc ngất xỉu (phổ biến hơn ở thanh thiếu niên)

Ngất xỉu sau bất kỳ loại vắc-xin nào, bao gồm vắc-xin HPV, phổ biến hơn ở thanh thiếu niên. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, người được tiêm phòng nên ngồi hoặc nằm trong khi tiêm chủng và giữ nguyên tư thế đó trong 15 phút sau khi tiêm vắc-xin.

5. Lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin HPV

Vắc-xin HPV

  • Hiện chưa có cách điều trị nhiễm trùng HPV
  • Chỉ có thể điều trị các tổn thương liên quan đến HPV, có thể là mụn cóc ở bộ phận sinh dục, bệnh u nhú đường hô hấp tái phát, tiền ung thư và ung thư.
  • Các phương pháp điều trị được đề nghị khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán, kích thước và vị trí của tổn thương.
  • Điều trị tổn thương tại chỗ có thể không tiêu diệt hoàn toàn tất cả các tế bào chứa HPV. Phương pháp điều trị có sẵn cho các tổn thương liên quan đến HPV có làm giảm sự lây nhiễm hay không vẫn chưa rõ ràng.

6. Thắc mắc khi tiêm phòng HPV

6.1. HPV có thể lây truyền qua đường lây truyền không tình dục (quần áo, đồ lót,..) không?

Việc lây truyền vi-rút HPV không tình dục về mặt lý thuyết là có thể. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Hiểu một cách đơn giản là vì không thể nuôi cấy được HPV và việc phát hiện DNA từ môi trường rất khó khăn. Do đó, có khả năng dẫn đến kết quả âm tính giả.

6.2. HPV có thể tái nhiễm với cùng một chủng không?

Trường hợp nếu bị nhiễm một chủng HPV cụ thể thì một phần dân số đã nhiễm trước đó sẽ có cơ hội tái nhiễm thấp hơn với cùng một chủng. Ngoài ra, nhiếu nghiên cứu cho thấy nữ giới có nhiều khả năng phát triển miễn dịch sau khi đã hết nhiễm HPV hơn so với nam.

Lưu ý rằng, việc nhiễm trùng trước đó với một chủng HPV không làm giảm nguy cơ nhiễm một chủng HPV khác.

YouMed chúng tôi đã thông tin chung về việc tiêm phòng vắc-xin HPV. Tổng kết lại, không nên tiêm vắc-xin HPV cho tất cả người lớn >26 tuổi vì lợi ích mang lại không nhiều. Tốt nhất, nên tiêm vắc-xin HPV trước khi có khả năng phơi nhiễm với vi-rút thông qua quan hệ tình dục. Ngoài ra, hãy lưu ý đến các tác dụng phụ sau khi tiêm phòng. Nếu có bất kỳ điều gì bất thường hãy đến các cơ sở y tế gần đó ngay để có thể cấp cứu kịp thời.

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên