Nghị định 139-BTC Về việc đặt một thứ thuế đặc biệt đánh vào các cuộc mua vui công cộng

Số, ký hiệu 139-BTC
Loại văn bản Nghị định
Ngày ban hành 07/01/1946
Ngày hiệu lực 22/01/1946
Ngày đăng công báo 19/01/1946
Nguồn thu nhập Công báo số 3/1946;
Nghành
Lĩnh vực
Cơ quan ban hành Bộ Tài Chính
Chức danh Bộ trưởng
Người ký Phạm Văn Đồng
Phạm vi Toàn quốc
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 139-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 1946

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

SỐ 139-TC NGÀY 7 THÁNG 1 NĂM 1946

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Chiển chi luật lệ hiện hành về thuế kẻ khó 10% và thuế đặc biệt 50%,

Cần xét phải sửa đổi thuế đặc biệt đánh vào các cuộc mua vui công cộng,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: Thuế kẻ khó 10% và thuế đặc biệt 50% nay bãi bỏ.

Điều 2: Kể từ ngày mùng 1 tháng 1 năm 1946, ở toàn cõi Việt Nam, đặt một thứ thuế riêng đánh vào những người đến mua vui trong những cuộc du hí công cộng: rạp hát, rạp xiếc, rạp chiếu bóng, tiệm khiêu vũ, nhà ả đào (cô đầu), cuộc đua ngựa ...

Thuế này do những người đứng tổ chức cuộc vui đứng làm trung gian phải chịu trách nhiệm thu và trả lại cho công khổ.

Điều 3: Được miễn không phải nộp thuế này:

- Những cuộc du hí tổ chức để lấy tiền thu được để giúp các cơ quan có tính cách công cộng, những việc từ thiện hay cứu tế được công nhận là có tính cách ích chung;

- Những cuộc du hí kể trên tổ chức tại các nơi thôn dã, không sát nhập vào một thành phố hay một tỉnh lỵ nào.

Điều 4: Thuế thu vào các rạp hát tính là 15% giá tiền vé bán cho công chúng.

Nếu rạp hát đưa trình sổ sách biên rõ tổng số thu hoạch từng tháng và có giữ cuống vé đã bán làm bằng, thì thuế mỗi tháng tính theo 15% số thu hoạch tháng trước.

Nếu không có sổ sách hay sổ sách không đáng tin, thuế mỗi tháng sẽ đánh theo lối bao biện sau này: rạp hát phải đưa trình bản đồ và bảng kê tiền các hạng vé đều bán được hết, lấy 15% số tiền đó và nhân với 20 ngày.

Điều 5: Những gánh hát hay gánh xiếc rong ghé qua từng tỉnh trong một thời hạn ngắn và những buổi diễn bất thường do một nhóm nghệ sĩ hay một đoàn thể tổ chức cũng phả trả thuế trước khi diễn. Thuế 15% sẽ tính theo số và giá các chỗ ngồi dành cho công chúng nhân với số các buổi diễn.

Điều 6: Thuế thu vào các rạp chiếu bóng cũng theo thể thức như nói trong Điều 4 và Điều 5 trên đây, nhưng thuế biểu định là 25% giá tiền vé bán cho công chúng.

Điều 7: Thuế thu vào các tiệm khiêu vũ định là 35% số tiền thu được (chưa kể tiền thuế). Thuế mỗi tháng căn cứ vào số tiền thu được tháng trước ghi trong sổ kế toán và có bản sao phiếu thu tiền minh chứng. Nếu không có sổ sách rõ ràng hay không đáng tin, thuế sẽ đánh theo lối bao biện căn cứ vào số trung bình hàng ngày nhân với 30 ngày.

Điều 8: Những tiệm ăn, các hàng cà phê, quán rượu, hàng bánh kẹo, các tiệm giải khát hay phòng trà, nếu có phòng khiêu vũ, cũng phải chịu thuế này tính theo 35% số tiền tổng thu trong cửa hàng, không phân biệt là khách chỉ đến ăn uống, hay khách đến khiêu vũ.

Điều 9: Những cuộc ca vũ, khiêu vũ công cộng hay khiêu vũ bất thường tổ chức vào dịp chợ phiên hay khánh tiết nào mà không có mục đích cứu tế hay tính cách công ích, cũng đều phải theo như thể thức nói trong Điều 7 và Điều 8 trên đây.

Điều 10: Thuế thu vào các nhà ả đào tính theo số ả đào và ca nữ trong nhà.

Trong hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng (kể cả ngoại thành) thuế mỗi tháng định là 20Đ một ả đào hay một ca nữ.

Trong hai thành phố Nam Định và Vinh, thuế mỗi tháng định là 15Đ một ả đào hay một ca nữ.

Trong các tỉnh khác, thuế mỗi tháng định là 10Đ một ả đào hay một ca nữ.

Điều 11: Về cuộc đua ngựa, thuế biểu định 100% thêm vào giá vé vào cửa và ít nhất là 1Đ (dù giá vé dưới 1Đ).

Điều 12: Trong mỗi thành phố hay tỉnh, kiểm soát viên thuế trực thu kiểm soát thuế này. Bất cứ lúc nào, những viên ấy cũng có thể yêu sách các người tổ chức cuộc du hí đưa trình các sổ sách kế toán, sổ bán vé hay sổ phiếu thu tiền , và đòi hỏi các điều cần thiết trong việc tính thuế.

Điều 13: Mỗi tháng kiểm soát viên tính thuế và gửi cho người chủ tiệm hay người đứng tổ chức cuộc du hí, một "giấy báo nộp tiền" và đồng thời gửi cho sở kho bạc một "lệnh thu tiền".

Điều 14: Nếu làm trái các điều kể trên hay có hành động gì ám muội mục đích là để ẩn lậu hay sai lạc thuế này, thì người đứng tổ chức du hí phải chịu phạt một số tiền gấp mười lần số tiền thuế ẩn lậu hay sai lạc.

Điều 15: Những người này, nếu vào trường hợp bắt buộc phải giữ sổ sách kế toán mà không chịu giữ hay không chịu xuất trình, thì sẽ bị đánh thuế căn cứ vào số thu nhập cao nhất của một nhà tương tự, và phải phạt thêm 25% ngoài số tiền thuế phải chịu.

Điều 16: Những sự khiếu nại về cách thi hành Nghị định này sẽ xét xử theo nguyên tắc về thuế trực thu.

Điều 17: Các ông Chủ tịch Uỷ ban hành chính Bắc, Trung, Nam bộ và Giám đốc nha Thuế trực thu chiểu nghị thi hành./.

 

 

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
 


 
Phạm Văn Đồng

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Văn Đồng

Văn bản được HD, QĐ chi tiết(0)

Văn bản HD, QĐ chi tiết(0)

Văn bản hết hiệu lực(0)

Văn bản căn cứ(0)

Văn bản quy định hết hiệu lực(0)

Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần(0)

Văn bản dẫn chiếu(0)

Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần(0)

Văn bản bị đình chỉ(0)

Văn bản liên quan khác(0)

Văn bản đình chỉ(0)

Văn bản bị đình chỉ 1 phần(0)

Văn bản đình chỉ 1 phần(0)

Văn bản được bổ sung(0)

Văn bản bổ sung(0)

Văn bản được sửa đổi(0)

Văn bản sửa đổi(0)

Ban hành:
07/01/1946
Hiệu lực:
22/01/1946
Tình trạng:
Còn hiệu lực
Ban hành:
03/09/1946
Hiệu lực:
18/09/1946
Tình trạng:
Còn hiệu lực
Ban hành:
05/11/1981
Hiệu lực:
20/11/1981
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
22/10/1985
Hiệu lực:
06/11/1985
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
14/07/1989
Hiệu lực:
14/07/1989
Tình trạng:
Còn hiệu lực
Ban hành:
14/02/1946
Hiệu lực:
01/03/1946
Tình trạng:
Còn hiệu lực

Chính phủ