Nghị quyết Không số Về việc kéo dài nhiệm kỳ của các đại biểu miền Nam trong Quốc hội

Số, ký hiệu Không số
Loại văn bản Nghị quyết
Ngày ban hành 31/12/1959
Ngày hiệu lực 15/01/1960
Ngày đăng công báo
Nguồn thu nhập Công báo điện tử;
Nghành
Lĩnh vực
Cơ quan ban hành Quốc Hội
Chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội
Người ký Nguyễn Trọng Nhâm
Phạm vi Toàn quốc
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực toàn bộ
QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1959

NGHỊ QUYẾT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1959 KÉO DÀI NHIỆM KỲ CỦA CÁC
ĐẠI BIỂU MIỀN NAM TRONG QUỐC HỘI

QUỐC HỘI
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Sau khi nghe báo cáo của Tiểu ban nghiên cứu luật tuyển cử Quốc hội về vấn đề đại biểu miền Nam trong Quốc hội,

Nhận định rằng:

1- Từ ngày hoà bình được lập lại, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thể theo nguyện vọng của toàn dân từ Bắc chí Nam đã nhiều lần đề nghị với chính quyền miền Nam hiệp thương để tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước thực hiện thống nhất nước nhà như Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định.

Nhưng chính quyền miền Nam thi hành chính sách của đế quốc Mỹ vẫn khăng khăng từ chối mọi đề nghị hợp tình hợp lý của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phá hoại nghiêm trọng Hiệp địnhh Giơ-ne-vơ, phá hoại sự nghiệp hoà bình thống nhất Tổ quốc ta, biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt, thực chất là một thuộc địa kiểu mới và một căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ.

Trong khi vẫn kiên trì đấu tranh đòi thực hiện tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước nhà theo Hiệp nghị Giơ-ne- vơ, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã thông qua Luật tuyển cử bầu lại Quốc hội.

2- Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiêu biểu tính chất thống nhất của cả nước ta và tiêu biểu ý chí đấu tranh thống nhất của nhân dân ta từ Bắc chí Nam. Trong Quốc hội phải có những người đại diện xứng đáng cho nhân dân ở miền Nam.

Các đại biểu miền Nam trong Quốc hội hiện nay được bầu ra trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến ở miền Nam, đã cùng nhân dân miền Nam đoàn kết và đấu tranh anh dũng trong kháng chiến. Từ ngày hoà bình lập lại, tập kết ra Bắc, đại biểu miền Nam tiếp tục đem nhiệt tình cách mạng để góp phần xây dựng miền Bắc, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Tiếng nói của các đại biểu miền Nam trong Quốc hội là tiếng nói của toàn thể đồng bào miền Nam đang dương cao ngọn cờ hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Trong lúc ở miền Nam chưa thể tổ chức tuyển cử tự do như ở mièn Bắc, sự có mặt của đại biểu miền Nam trong Quốc hội có ý nghĩa tiêu biểu tính chất thống nhất của nước ta, của Quốc hội ta và ý chí của nhân dân ta kiên quyết đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, hoà bình thống nhất nước nhà.

Vì lý do trên, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

QUYẾT NGHỊ :

Kéo dài nhiệm kỳ của các đại biểu Quốc hội đã được nhân dân miền Nam bầu ra ngày 6-1-1946 cho đến khi có nghị quyết mới.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ nhất, kỳ họp thứ XI nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 31 tháng 12 năm 1959.

 

 

Nguyễn Trọng Nhâm

(Đã ký)

 

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Trọng Nhâm

Văn bản được HD, QĐ chi tiết(0)

Văn bản HD, QĐ chi tiết(0)

Văn bản hết hiệu lực(0)

Văn bản căn cứ(0)

Văn bản quy định hết hiệu lực(0)

Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần(0)

Văn bản dẫn chiếu(0)

Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần(0)

Văn bản bị đình chỉ(0)

Văn bản liên quan khác(0)

Văn bản đình chỉ(0)

Văn bản bị đình chỉ 1 phần(0)

Văn bản đình chỉ 1 phần(0)

Văn bản được bổ sung(0)

Văn bản bổ sung(0)

Văn bản được sửa đổi(0)

Văn bản sửa đổi(0)

Ban hành:
31/10/1946
Hiệu lực:
15/11/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
31/10/1946
Hiệu lực:
15/11/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
31/10/1946
Hiệu lực:
15/11/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
08/11/1946
Hiệu lực:
23/11/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
08/11/1946
Hiệu lực:
23/11/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
08/11/1946
Hiệu lực:
23/11/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
31/12/1959
Hiệu lực:
13/01/1960
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
31/12/1959
Hiệu lực:
01/01/1960
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
31/12/1959
Hiệu lực:
15/01/1960
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ

Chính phủ