Sắc lệnh 258/SL Sắc lệnh quy định cách tổ chức Công an quân pháp trong thời kỳ kháng chiến
Số, ký hiệu | 258/SL |
Loại văn bản | Sắc lệnh |
Ngày ban hành | 19/11/1948 |
Ngày hiệu lực | 04/12/1948 |
Ngày đăng công báo | |
Nguồn thu nhập | Công báo số 1/1949; |
Nghành | |
Lĩnh vực | |
Cơ quan ban hành | Chủ tịch nước |
Chức danh | Chủ tịch Chính phủ |
Người ký | Hồ Chí Minh |
Phạm vi | |
Thông tin áp dụng | |
Tình trạng hiệu lực | Hết hiệu lực toàn bộ |
SẮC LỆNH
SỐ 258/SL NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 1948
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu sắc lệnh số 34 ngày 25-3-46 và số 35-SL ngày 19-3-1947 tổ chức Bộ Quốc phòng;
- Sắc lệnh số 165 ngày 23-6-46 tổ chức Toà án binh lâm thời;
- Sắc lệnh số 19-SL ngày 16-2-1947 tổ chức các Toà án binh Khu;
- Sắc lệnh số 45-SL ngày 25-4-47 tổ chức Toà án binh tối cao;
- Sắc lệnh số 59-SL ngày 5-7-47 tổ chức Toà án binh Trung ương;
- Sắc lệnh số 40 ngày 29-3-46 về việc bảo đảm tự do cá nhân cùng các sắc lệnh sửa đổi sắc lệnh ấy;
- Sắc lệnh số 131 ngày 20-7-46 tổ chức Tư pháp Công an;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã quyết định và sau khi Ban Thường trực Quốc hội thoả hiệp;
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ 1
Cách tổ chức Công an Quân pháp trong thời kỳ kháng chiến qui định như sau này:
Điều thứ 2
Công an Quân pháp có nhiệm vụ:
1- Truy tìm tất cả các việc phạm pháp, thuộc thẩm quyền toà án binh, thu thập các tài liệu và bắt giam những người phạm pháp để giao cho Toà án Binh xét xử.
2- Thi hành các mệnh lệnh cùng bản án của Toà án binh.
Điều thứ 3
Công an Quân pháp gồm có những phụ trách Công an Quân pháp, Uỷ viên Công an Quân pháp và Công an Viên Quân pháp.
- Phụ trách Công an Quân pháp là Uỷ viên Chính phủ và Dự thẩm các Toà án binh.
- Uỷ viên Công an Quân pháp là các cấp Chỉ huy Quân đội Quốc gia từ Đại đội trưởng trở lên.
- Công an viên Quân pháp là những quân nhân thuộc quyền chỉ huy của Phụ trách hay Uỷ viên Công an Quân pháp, và được những người này giao cho làm việc Công an Quân pháp.
- Phụ trách và các Uỷ viên Công an Quân pháp, trước khi nhận việc phải tuyên thệ. Phụ trách Công an Quân pháp tuyên thệ trước ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các Uỷ viên Công an Quân pháp tuyên thệ trước Toà án binh Liên Khu. Đối với các Phụ trách Công an Quân pháp, khi nhận chức Uỷ viên Chính phủ Toà án binh đã tuyên thệ rồi thì không tuyên thệ lại. Trong trường hợp đặc biệt liên lạc hết sức khó khăn, các nhân viên kể trên có thể gửi giấy tuyên thệ.
Điều thứ 4
Các nhân viên điều khiển các cơ quan Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng từ bậc II cấp I trở lên (nghị định số 57-NĐ/CB ngày 16-8-47) có thể tự mình hoặc trưng cầu các nhân viên Công an Quân pháp làm những việc thuộc về Công an Quân pháp đối với một vụ phạm pháp xẩy ra trong cơ quan mình điều khiển hay khi nhân viên của mình phạm pháp.
Điều thứ 5
Tất cả các nhân viên Công an Quân pháp về phương diện Công an Quân pháp, đều đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Quân pháp Cục trưởng.
Trong quản hạt mỗi Khu, nhân viên Công an Quân pháp về phương diện Công an Quân pháp, đều đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Uỷ viên Chính phủ trong Toà án binh Khu ấy.
Quân pháp Cục trưởng, về mặt hành chính, có quyền : đề nghị lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng định sự thưởng phạt cho các nhân viên Công an Quân pháp.
Điều thứ 6
Phụ trách các Uỷ viên Công an Quân pháp có quyền :
- Nhận các đơn khiếu nại hay tố cáo
- Lập biên bản
- Lấy lời khai của những người tình nghi phạm pháp và những người có hiểu biết về sự phạm pháp
- Khám nhà và tịch thu tang vật theo hình thức ấn định tại điều thứ 14, 15 sắc lệnh này.
Điều thứ 7
Trong trường hợp phạm pháp quả tang, bất cứ một nhân viên Công an Quân pháp nào (phụ trách, Uỷ viên hay Công an viên) hay một công dân nào cũng có quyền bắt giữ kẻ phạm pháp, dù kẻ ấy là quân nhân hay thường dân.
Điều thứ 8
Gặp trường hợp không quả tang, Uỷ viên Công an Quân pháp có quyền điều tra sơ lược về những vụ phạm pháp thuộc thẩm quyền Toà án binh và nộp hồ sơ lên Uỷ viên Chính phủ.
Điều thứ 9
Ngoài trường hợp quả tang và trường hợp đặc biệt nói trong điều thứ 10 sắc lệnh này, Uỷ viên Công an Quân pháp không có quyền bắt giam một người nào, nếu không có lệnh viết ra giấy của Phụ trách Công an Quân pháp.
Điều thứ 10
Trong những trường hợp quan trọng và cần thiết đặc biệt như khi có kẻ tình nghi do thám cơ quan quân sự, Uỷ viên Công an Quân pháp có thể hạ lệnh viết ra giấy bắt giam kẻ tình nghị phạm pháp, nhưng trong 48 giờ, phải báo lên Uỷ viên Chính phủ Toà án binh và Thẩm phán sơ cấp sở tại, và trong hạn 5 ngày, phải nộp cả hồ sơ cùng kẻ tình nghị phạm pháp lên Uỷ viên Chính phủ.
Điều thứ 11
Phụ trách Công an Quân pháp trong phạm vi quyền hạn của mình, và Uỷ viên Công an Quân pháp trong trường hợp đặc biệt nói ở điều thứ 10 trên đây, khi hạ lệnh bắt giam thì :
a) Trong mệnh lệnh sự vụ cử người đi bắt, phải nói rõ lý do việc bắt ấy,
b) Mệnh lệnh sự vụ ấy phải viết thành hai bản : người thi hành mệnh lệnh sự vụ bắt buộc phải giao một bản sao cho thân nhân người bị bắt hay UBKCHC sở tại.
Điều thứ 12
Uỷ viên Chính phủ các Toà án Binh có quyền giam cứu như công cáo Uỷ viên Toà án quân sự (Sắc lệnh số 68 ngày 26-7-1947).
Việc kháng cáo các mệnh lệnh tạm giam cũng theo như thể lệ đối với các Toà án quân sự.
Điều thứ 13
Điều tra một vụ phạm pháp thuộc thẩm quyền Toà án binh là quyền của phụ trách và Uỷ viên Công an quân pháp ở gần nơi phạm pháp nhất.
Nếu nhân viên Công an Quân pháp không có mặt tại chỗ các phụ trách và Uỷ viên Công an Tư pháp có thể làm việc thay rồi gửi hồ sơ kẻ phạm pháp cho Toà án binh.
Điều thứ 14
Mỗi khi khám nhà, nhân viên Công an Quân pháp phải theo hình thức đã ấn định trong sắc lệnh số 131 ngày 20-7-1946 tổ chức Tư pháp Công an.
Điều thứ 15
Biên bản khám nhà chỉ có hiệu lực nếu :
a) Uỷ viên Chính phủ hay Dự thẩm Toà án binh đi cùng với Lục sự hay một thư ký Lục sự.
b) Uỷ viên Công an Quân pháp đi cùng với Chủ tịch UBKCHC xã sơ tại hoặc một nhân viên trong Uỷ ban ấy.
c) Công an viên Quân pháp mang theo mệnh lệnh viết giấy của Phụ trách hay Uỷ viên Công an Quân pháp và đi cùng với hai công dân. Hai công dân này nên chọn trong các người thân thích với người có nhà bị khám, hoặc người hàng xóm.
Điều thứ 16
Tất cả các biên bản và tài liệu do nhân viên Công an Quân pháp thu thập được đều phải gửi lên Uỷ viên Chính phủ Toà án binh. Chỉ có những viên chức này mới có quyền tạm đình cứu một việc hay đưa việc ấy ra phiên toà.
Điều thứ 17
Các luật lệ thuộc phạm vi Tư pháp Công an và bảo đảm tự do cá nhân trái với sắc lệnh này đều không thi hành trong phạm vi Công an Quân pháp.
Điều thứ 18
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chiểu sắc lệnh thi hành.
Hồ Chí Minh
(Đã ký)
Văn bản được HD, QĐ chi tiết(0)
Văn bản hiện thời(1)
Văn bản HD, QĐ chi tiết(0)
Văn bản hết hiệu lực(0)
Văn bản căn cứ(0)
Văn bản quy định hết hiệu lực(0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần(0)
Văn bản dẫn chiếu(0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần(0)
Văn bản bị đình chỉ(0)
Văn bản liên quan khác(0)
Văn bản đình chỉ(0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần(0)
Văn bản đình chỉ 1 phần(0)
Văn bản được bổ sung(0)
Văn bản bổ sung(0)
Văn bản được sửa đổi(0)
Văn bản sửa đổi(0)
- 258.SL.doc - Tải về
Thời gian ban hành
Cơ quan ban hành
Loại văn bản
- Quyết định
- Nghị quyết
- Chỉ thị
- Thông tư
- Thông tư liên tịch
- Thông báo
- Nghị định
- Chương trình
- Pháp lệnh
- Luật
- Văn bản liên quan
- Văn bản khác
- Sắc lệnh
- Văn bản hợp nhất
- Nghị quyết liên tịch
- Công văn
- Bộ luật
- Lệnh
- Thông tư liên bộ
- Hiến pháp
- Hiệp định
- Sắc luật
- Công điện
- Quy chuẩn
- Tiêu chuẩn Việt Nam
- Hướng dẫn
- Quy chế
- Quy định
Chính phủ
Bộ ngành
- Bộ Công an
- Bộ Công thương
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Nội vụ
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Tài chính
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Tư pháp
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Bộ Xây dựng
- Bộ Y tế
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Thanh tra Chính phủ
- Ủy ban Dân tộc
- Văn phòng Chính phủ
- Kiểm toán Nhà nước
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Địa phương
- Hà Nội
- TP HCM
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái