Sắc lệnh 27/B-SL Về việc ấn định cách thức lập tiểu doanh điền
Số, ký hiệu | 27/B-SL |
Loại văn bản | Sắc lệnh |
Ngày ban hành | 02/03/1947 |
Ngày hiệu lực | 17/03/1947 |
Ngày đăng công báo | |
Nguồn thu nhập | Công báo số3/1947; |
Nghành | |
Lĩnh vực | |
Cơ quan ban hành | Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà |
Chức danh | Chủ tịch Chính phủ |
Người ký | Hồ Chí Minh |
Phạm vi | Toàn quốc |
Thông tin áp dụng | |
Tình trạng hiệu lực | Hết hiệu lực toàn bộ |
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Số:
27/B-SL
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội,
ngày
2 tháng
3 năm
1947
|
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 27B NGÀY 2 THÁNG 3 NĂM 1947
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
Chiểu theo sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1946 giữ tạm thời các luật lệ hiện hành,
Xét rằng thể lệ cũ về việc cấp đất hoang, lập tiểu đinh điền cần phải sửa đổi;
Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Canh nông;
Sau khi Hội đồng Chính phủ ưng thuận,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ 1
Để di bớt dân của các vùng nhân man và tăng gia diện tích trồng trọt trong toàn cõi nước Việt Nam, Chính phủ có thể cấp đất công hoang ở những miền gọi là vùng tiểu đinh điền cho công dân Việt Nam.
Điều thứ 2
Mỗi công dân Việt Nam trên 18 tuổi đều được quyền xin tạm trưng một lô đất diện tích rộng nhất là 3 éc-ta (30.000 thước vuông).
Điều thứ 3
Người được tạm trưng phải thi hành những điều kiện sau đây:
1- Người được tạm trưng phải đến làm nhà ở trong làng sở tại có lô đất để ở hay để cho 1 tá điền đến ở.
2- Trên những lô đất có rừng, người được tạm trưng phải khai khẩn khoanh rừng lần lượt từng lô nhỏ 1 éc-ta (10.000 thước vuông) và không được khai phá lô rừng khác nếu lô rừng đã khai phá rồi chưa trồng trọt.
3- Chậm nhất là cuối năm thứ 3 thì tất cả lô đất phải được trồng trọt.
4- Người được tạm trưng không được phép nhượng, cho thuê hoặc cấm, hoặc bán đoạn mãi hoặc chia lô đất tạm trưng trong thời gian còn tạm trưng.
Điều thứ 4
Người được tạm trưng được quyền hưởng tất cả các hoa lợi về canh tác trên lô đất ấy.
Nếu người tạm trưng chết, những người thừa kế được hưởng tất cả quyền lợi trên lô đất và phải theo tất cả các điều kiện của thể lệ này.
Điều thứ 5
Nếu người được tạm trưng không thi hành đầy đủ những điều kiện nói ở điều thứ 3, Chính phủ có thể lấy lại lô đất tạm trưng không điều kiện, bất cứ lúc nào.
Điều thứ 6
Thời hạn tạm trưng lâu nhất là 3 năm kể từ ngày được tam trưng. Trong thời hạn ấy bất cứ lúc nào nếu thực hiện đủ điều kiện trong điều thứ 3, người chủ tạm trưng cũng có quyền xin trưng vĩnh viễn. Mãn hạn tạm trưng, nếu việc khai khẩn còn dở dang, phần đất chưa canh tác sẽ hoàn lại Quốc gia công thổ.
Điều thứ 7
Đất được trưng vĩnh viễn thuộc quyền sở hữu của người trưng.
Không thuộc quyền sở hữu của người trưng;
a) Những đường giao thông hiện có đi qua hay đi ven những lô đất cấp làm đồn điền; những đường giao thông đi qua nếu là đường đất thì người chủ đất phải luôn luôn giữ gìn cho đi được.
b) Lối vào những mồ mả, đình chùa hay tất cả những dinh thự dùng vào việc thờ cúng và tất cả những nhượng quyền về giao thông và việc lấy nước hay dẫn thuỷ, lộ diện hay kín đáo hiện có.
c) Những sản vật hay đồ cổ có thể tự nhiên tìm thấy trong những đất đã cấp.
d) Các hầm mỏ mà Chính phủ xét cần dành lại để khai thác nguyên liệu dùng vào việc công ích.
e) Những quyền lợi của những người khảo sát tìm tòi hay những người đã được phép khai thác hầm mỏ.
f) Những quyền lợi của Chính phủ về mộ phần, vật liệu khác tìm thấy trên mặt đất hay dưới đất.
Điều thứ 8
Các đất trưng vĩnh viễn không thể cho hoặc cầm bán, đổi chác cho người ngoại tịch nếu không có phép của Chính phủ.
Tất cả những sự trao đổi của cải trái với những điều trên đây sẽ không được công nhận và đất trưng sẽ phải hồi Quốc gia công thổ không điều kiện.
Điều thứ 9
Một nghị định liên bộ Canh nông, Nội vụ và Tư pháp sẽ ấn định các vùng tiểu đinh điền và thể thức tạm trưng cùng thể thức trưng vĩnh viễn.
Điều thứ 10
Những điều lệ của sắc lệnh này không áp dụng cho việc khẩn các lô đất hoang thuộc bãi bộ.
Điều thứ 11
Tất cả những thể lệ nào trái với sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều thứ 12
Các ông Bộ trưởng Bộ Canh nông, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp chiểu sắc lệnh này mà thi hành.
Hồ Chí Minh
(Đã ký)
Chủ tịch Chính phủ | |||
(Đã ký) | |||
Hồ Chí Minh |
Văn bản được HD, QĐ chi tiết(0)
Văn bản hiện thời(1)
Văn bản HD, QĐ chi tiết(0)
Văn bản hết hiệu lực(0)
Văn bản căn cứ(1)
Văn bản quy định hết hiệu lực(0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần(0)
Văn bản dẫn chiếu(0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần(0)
Văn bản bị đình chỉ(0)
Văn bản liên quan khác(0)
Văn bản đình chỉ(0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần(0)
Văn bản đình chỉ 1 phần(0)
Văn bản được bổ sung(0)
Văn bản bổ sung(0)
Văn bản được sửa đổi(0)
Văn bản sửa đổi(0)
- 27B.SL.doc - Tải về
Thời gian ban hành
Cơ quan ban hành
Loại văn bản
- Quyết định
- Nghị quyết
- Chỉ thị
- Thông tư
- Thông tư liên tịch
- Thông báo
- Nghị định
- Chương trình
- Pháp lệnh
- Luật
- Văn bản liên quan
- Văn bản khác
- Sắc lệnh
- Văn bản hợp nhất
- Nghị quyết liên tịch
- Công văn
- Bộ luật
- Lệnh
- Thông tư liên bộ
- Hiến pháp
- Hiệp định
- Sắc luật
- Công điện
- Quy chuẩn
- Tiêu chuẩn Việt Nam
- Hướng dẫn
- Quy chế
- Quy định
Chính phủ
Bộ ngành
- Bộ Công an
- Bộ Công thương
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Nội vụ
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Tài chính
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Tư pháp
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Bộ Xây dựng
- Bộ Y tế
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Thanh tra Chính phủ
- Ủy ban Dân tộc
- Văn phòng Chính phủ
- Kiểm toán Nhà nước
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Địa phương
- Hà Nội
- TP HCM
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái