Sắc lệnh 48 Về việc đặt một thứ đảm phụ đặc biệt gọi là "đảm phụ quốc phòng"

Số, ký hiệu 48
Loại văn bản Sắc lệnh
Ngày ban hành 10/04/1946
Ngày hiệu lực 25/04/1946
Ngày đăng công báo
Nguồn thu nhập Công báo số 21/1946;
Nghành
Lĩnh vực
Cơ quan ban hành Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Chức danh Chủ tịch Chính phủ
Người ký Hồ Chí Minh
Phạm vi Toàn quốc
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực toàn bộ
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Số: 48
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 1946

SẮC LỆNH

Số 48 ngày 10 tháng 4 năm 1946

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP KHÁNG CHIẾN

Xét rằng trong tình thế hiện thời nền tài chính quốc gia cần phải dồi dào và vững chãi để Chính phủ có thể lo việc Quốc phòng và thực hiện chương trình kiến thiết;

Xét rằng chế độ thuế khoá hiện hành chưa thay đổi được mà dù có giữ nguyên các thứ thuế cũ cũng không đủ để cung cấp cho mọi sự nhu cầu;

Xét rằng trong khi các chiến sĩ mang xương máu ra bảo vệ non sông thì quốc dân ở hậu phương được yên ổn làm ăn cũng có nhiệm vụ góp sức vào công cuộc bảo vệ quốc gia;

Chiểu theo lời đề nghị của Bộ Tài chính sau khi Ban thường trực của Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ nhất: Nay thiết lập trong toàn cõi Việt Nam một thứ đảm phụ đặc biệt gọi là "Đảm phụ quốc phòng" chỉ thu trong niên khoá 1946.

Đảm phụ quốc phòng thu vào công dân Việt Nam từ đúng 18 tuổi trở lên đúng 65 tuổi, bất phân nam nữ, trừ những trường hợp được miễn kê sau đây:

Điều thứ hai: - Đảm phụ gồm có hai phần:

1- Đảm phụ chính và

2- Đảm phụ tỷ lệ

Đảm phụ chính sẽ nộp tại địa phương mình ở, đảm phụ tỷ lệ sẽ nộp ở nơi mình nộp các thứ thuế chính làm căn bản cho đảm phụ tỷ lệ.

MỤC 1 ĐẢM PHỤ CHÍNH

Điều thứ ba: Đảm phụ chính nhất luật định là 5 đồng một người.

Điều thứ tư: Trường hợp được miễn - Những người ở vào trường hợp dưới đây được miễn đảm phụ chính:

1- Những người nghèo khó, hoặc tàn tật không kế sinh nhai;

2- Những binh lính hiện tại ngũ trong quân đội nước Việt Nam;

3- Những cha mẹ, vợ chồng của các chiến sĩ tử trận;

4- Những chiến sĩ tàn tật mặc dầu có kế sinh nhai.

MỤC 2

Điều thứ năm: Đảm phụ tỷ lệ thu vào các hạng người kê dưới đây:

1- Những người nộp thuế điền thổ, thổ trạch, môn bài thuế mỏ từ 20 đồng trở lên (số tiền thuế nói trên đây là số tiền tổng cộng ghi trong số thuế).

2- Các viên chức và công nhân tại chức hay về hưu mà lương bổng đồng niên trên 1.000 đồng (không kể phụ cấp gia đình và khu vực).

Điều thứ sáu: Đảm phụ tỷ lệ định là:

A- Điền chủ

Đảm phụ tỷ lệ đánh vào các điền chủ sẽ căn cứ vào số tiền thuế điền tổng cộng hàng năm ghi ở trong sổ thuế điền:

Số điền tổng cộng (kể cả b.p.p.t.) Đảm phụ luỹ tiến

Từ 20 đồng 01 đến 50 đồng 60%

Từ 50 đồng 01 đến 80 đồng 70%

Từ 80 đồng 01 đến 120 đồng 80%

Từ 120 đồng 01 đến 200 đồng 90%

Từ 200 đồng 01 đến 350 đồng 100%

Từ 350 đồng 01 đến 500 đồng 120%

Từ 500 đồng 01 đến 800 đồng 140%

Từ 800 đồng 01 đến 1.000 đồng 160%

Từ 1.000 đồng 01 đến 3.000 đồng 180%

Trên 3.000 đồng 200%

B- Trạch chủ, chủ mỏ và những người chịu thuế môn bài

Đảm phụ tỷ lệ sẽ căn cứ vào số tiền thuế tổng cộng hàng năm ghi ở trong sổ thuế thổ trạch, thuế mỏ và thuế môn bài.

Số điền tổng cộng (kể cả b.p.p.t.p.) Đảm phụ luỹ tiến

Từ 20 đồng 01 đến 35 đồng 30%

Từ 35 đồng 01 đến 50 đồng 40%

Từ 50 đồng 01 đến 70 đồng 50%

Từ 70 đồng 01 đến 100 đồng 60%

Từ 100 đồng 01 đến 150 đồng 70%

Từ 150 đồng 01 đến 250 đồng 80%

Từ 250 đồng 01 đến 400 đồng 90%

Từ 400 đồng 01 đến 600 đồng 100%

Từ 600 đồng 01 đến 800 đồng 120%

Từ 800 đồng 01 đến 1.000 đồng 140%

Từ 1.000 đồng 01 đến 2.000 đồng 160%

Từ 2.000 đồng 01 đến 3.000 đồng 180%

Trên 3.000 đồng 200%

C- Viên chức và công nhân

Đảm phụ tỷ lệ sẽ căn cứ vào sổ lương bổng đồng niên hiện thời (không kể phụ cấp gia đình, khu vực và các thứ phụ cấp đồng loạt với hai thứ kể trên):

Lương bổng đồng niên Đảm phụ luỹ tiến

Phần lương từ 1.000 đồng 01 đến 2.000 đồng 0,50%

Phần lương từ 2.000 đồng 01 đến 3.000 đồng 1%

Phần lương từ 3.000 đồng 01 đến 4.500 đồng 1,5%

Phần lương từ 4.500 đồng 01 đến 6.000 đồng 2%

Phần lương từ 6.000 đồng 01 đến 8.000 đồng 2,50%

Phần lương từ 8.000 đồng 01 đến 10.000 đồng 3%

Trên 10.000 đồng 4%

MỤC 3 SỔ SÁCH

Điều thứ bảy: Sổ để thu đảm phụ quốc phòng có hai thứ:

a) Đảm phụ chính: 5 đồng sẽ thu bằng số tổng số (rôles numériques).

b) Đảm phu tỷ lệ: sẽ biên cùng một sổ với các thứ thuế căn bản (thuế điền, thuế thổ trạch, môn bài v.v...) Đảm phụ tỷ lệ đánh vào lương bổng sẽ biên vào sổ nhân danh (rôles nominatifs).

MỤC 4 DANH SÁCH CÁC NGƯỜI CHỊU ĐẢM PHỤ

Điều thứ tám: Để tiện việc làm sổ và công việc kiểm soát ở các thành phố và ở các tỉnh các Uỷ ban hành chính khu phố hay làng sẽ tạm căn cứ vào danh sách cử tri hiện có để làm danh sách những người phải chịu đảm phụ chính 5 đồng.

Danh sách này sẽ làm thành 2 bản, 1 gửi lên Uỷ ban hành chính huyện hay thành phố, 1 giữ lại đề làm hồ sơ, Uỷ ban hành chính huyện sẽ chuyển đệ 1 bản danh sách ấy lên Uỷ ban hành chính tỉnh (phòng thuế trực thu) để xét lại và lập thành một sổ thuế chung toàn tỉnh đệ lên Uỷ ban hành chính ký duyệt y. Uỷ ban thành phố cũng căn cứ vào danh sách của Uỷ ban hành chính khu phố đệ lên mà làm sổ thuế toàn thành đệ lên Uỷ ban hành chính kỳ duyệt y.

Điều thứ chín: Để tiện việc tính đảm phụ tỷ lệ của các viên chức và công nhân, tất cả các sở công tư, các hàng kỹ nghệ thương mại, canh nông và các ngành hoạt động khác phải làm danh sách những viên chức và công nhân lương bổng chính trên 1.000 đồng một năm gửi đến Sở thuế trực thu trong thời hạn một tháng sau khi ban bố sắc lệnh.

Danh sách này phải kê rõ tên, họ, địa chỉ, chức nghiệp và số lương bổng đồng niên đã trả.

Ai trái lệnh trên này sẽ bị phạt bạc, cứ 100 đồng mới công nhận không khai.

MỤC 5 NHỮNG NHÂN VIÊN KIỂM SOÁT

Điều thứ mười: Các nhân viên kể sau đây được uỷ quyền kiểm soát đảm phụ quốc phòng ấn định ở Sắc lệnh này:

- Uỷ ban hành chính địa phương - Thanh tra chính trị và hành chính - tổng Thanh tra Tài chính, Giám đốc và Chủ sự sở Thuế trực thu và tất cả các nhân viên có giấy uỷ quyền riêng của Bộ Tài chính.

MỤC 6 ĐIỀU LỆ CHUNG

Điều thứ mười một: Đảm phụ quốc phòng sẽ thi hành ngay khi Sắc lệnh này đã đăng lên công báo.

Điều thứ mười hai: Sổ đảm phụ quốc phòng sẽ để ở trụ sở khu phố, làng hay phòng thuế trong một hạn 15 ngày và tất cả các công dân ở vào trường hợp phải chịu đảm phụ chính hoặc tỷ lệ đều có nhiệm vụ tới soát tại Uỷ ban hành chính khu phố, làng hay phòng thuế Trực thu xem mình có tên trong danh sách không và đảm phụ tỷ lệ có căn cứ đúng với các thứ thuế mình đã đóng không.

Ai tránh không ghi tên trong danh sách những người phải chịu đảm phụ chính sẽ phải phạt gấp mười lần số đảm phụ chính.

Ai tránh để không phải nộp các thứ thuế chính làm căn bản cho dảm phụ tỷ lệ, ngoài các sổ phát riêng theo thể thức các thứ thuế chính ấy lại phải phạt gấp năm lần số đảm phụ căn cứ vào thứ thuế chính đã ăn lậu.

Điều thứ mười ba: Phương pháp thu đảm phụ, cách thức xin giảm hoặc miễn đúng theo thể lệ chung cho các thứ thuế trực thu.

Điều thứ mười bốn: Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban hành chính Bắc, Trung, Nam kỳ chiểu Sắc lệnh thi hành.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

 

Chủ tịch Chính phủ

(Đã ký)

 

Hồ Chí Minh

Văn bản được HD, QĐ chi tiết(0)

Văn bản HD, QĐ chi tiết(0)

Văn bản hết hiệu lực(0)

Văn bản căn cứ(0)

Văn bản quy định hết hiệu lực(0)

Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần(0)

Văn bản dẫn chiếu(0)

Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần(0)

Văn bản bị đình chỉ(0)

Văn bản liên quan khác(0)

Văn bản đình chỉ(0)

Văn bản bị đình chỉ 1 phần(0)

Văn bản đình chỉ 1 phần(0)

Văn bản được bổ sung(0)

Văn bản bổ sung(0)

Văn bản được sửa đổi(0)

Văn bản sửa đổi(0)

Ban hành:
08/09/1945
Hiệu lực:
23/09/1945
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
14/01/1946
Hiệu lực:
29/01/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
15/01/1946
Hiệu lực:
30/01/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
18/01/1946
Hiệu lực:
02/02/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
05/04/1946
Hiệu lực:
20/04/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
05/04/1946
Hiệu lực:
20/04/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
07/04/1946
Hiệu lực:
22/04/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ
Ban hành:
13/04/1946
Hiệu lực:
28/04/1946
Tình trạng:
Hết hiệu lực toàn bộ

Chính phủ