Thông tư 23-TC/ST Quy định cụ thể việc thi hành nghị định của hội đồng chính phủ số 22-cp ngày 30-06-1960 về việc trích nộp lãi của hợp tác xã mua bán cơ sở cho ngân sách nhà nước
Số, ký hiệu | 23-TC/ST |
Loại văn bản | Thông tư |
Ngày ban hành | 07/07/1960 |
Ngày hiệu lực | 07/07/1960 |
Ngày đăng công báo | |
Nguồn thu nhập | |
Nghành | Tài chính |
Lĩnh vực | Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ của khu vực công, nợ quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài Chính |
Chức danh | Thứ trưởng |
Người ký | Trịnh Văn Bính |
Phạm vi | Toàn quốc |
Thông tin áp dụng | |
Tình trạng hiệu lực | Còn hiệu lực |
BỘ TÀI CHÍNH
Số:
23-TC/ST
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc,
ngày
7 tháng
7 năm
1960
|
THÔNG TƯ
Quy định cụ thể việc thi hành nghị định của Hội đồng Chính phủ số 22-CP ngày 30-06-1960 về việc Trích nộp lãi của hợp tác xã mua bán cơ sở cho ngân sách Nhà nước
________________________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi: |
Ủy ban hành chính các khu, thành tỉnh, |
Nghị định số 22-CP ngày 30 tháng 06 năm 1960 của hội đồng Chính phủ đã quy định tạm thời việc trích lãi của hợp tác xã ua bán cơ sở nộp cho ngân sách Nhà nước.
Dưới đây Bộ Tài chính giải thích và quy định những điểm cụ thể về việc thi hành Nghị định này.
1. Từ tháng 01-1958 trở đi, các hợp tác xã mua bán cơ sở nộp 50% số lãi cho ngân sách Nhà nước; riêng các hợp tác xã mua bán cơ sở miền núi nộp 35% số lãi (để chiếu cố những khó khăn trong việc kinh doanh ở miền núi).
Những hợp tác xã mua bán cơ sở miền núi là những hợp tác xã mua bán cơ sở ở các khu tự trị và ở những nơi được quy định nộp thuế nông nghiệp theo chế độ thuế nông nghiệp miền núi.
2. Về hai năm 1956, 1957 số phải nộp là phần lãi kinh doanh mà các hợp tác xã mua bán cơ sở đã tập trung lên Ban vận động hợp tác xã mua bán toàn quốc. Theo báo cáo của Ban này, các hợp tác xã mua bán cơ sở đã trích nộp lên Ban 40% số lãi về hai năm 1956-1957. Ban sẽ xác định số trích nộp của từng cơ sở rồi nộp số lãi đó vào công quỹ.
3. Để chiếu cố những hợp tác xã cơ sở mới thành lập, Hội đồng Chính phủ đã quy định miễn việc trích nộp lãi trong năm hoạt động đầu. Thời hạn miễn này, tính đủ 12 tháng, kể từ tháng bắt đầu kinh doanh. Số tiền được Nhà nước miễn, hợp tác xã dùng để tăng cường vốn xây dựng cơ bản của hợp tác xã.
4. Số lãi dùng làm cơ sở để tính khoản trích nộp gồm tất cả các khoản lãi của hợp tác xã mua bán cơ sở: lãi do hợp tác xã tự kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, sản xuất; lãi do hoạt động ủy thác thu mua và bán hàng; lãi do bán phế phẩm, phế liệu; lãi bán hàng đôi kho, bán vật liệu rẻ tiền, mau hỏng, v.v...
5. Các cơ quan Tài chính, Thuế vụ địa phương phụ trách thu cho ngân sách Nhà nước. Cách thu như sau:
Cứ 10 ngày đầu mỗi tháng, hợp tác xã mua bán cơ sở sẽ căn cứ vào lãi kế hoạch của tháng trước mà trích nộp lãi cho cơ quan thuế ở địa phương; sau mỗi quý và hết năm cơ quan thuế sẽ dựa vào các bảng quyết toán lỗ lãi của hợp tác xã mua bán cơ sở để kiểm tra và điều chỉnh việc thu lãi.
Trường hợp quá hạn chưa nộp lãi, cơ quan thuế ở địa phương sẽ yêu cầu Ngân hàng trích tài khoản hợp tác xã gửi ở Ngân hàng Nhà nước để nộp lãi vào công quỹ.
6. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính địa phương, các cơ quan tài chính và thuế vụ địa phương có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Ban vận động hợp tác xã mua bán tỉnh, tăng cường công tác quản lý đối với hợp tác xã mua bán cơ sở, thường xuyên kiểm tra tài vụ, đôn đốc giúp đỡ hợp tác xã mua bán cơ sở nộp lãi cũng như nộp các loại thuế khác đầy đủ kịp thời theo đúng thể lệ của Nhà nước.
Trước mắt, cần đảm bảo hoàn thành tốt việc trích nộp lãi của các năm 1958, 1959 và 6 tháng đầu năm 1960 trong tháng 07-1960.
Ủy ban hành chính các cấp cần lãnh đạo chặt chẽ, phối hợp các cơ quan có liên quan, để việc trích nộp lãi của hợp tác xã mua bán cơ sở tiến hành có kết quả tốt. Cần chú trọng giải thích ý nghĩa mục đích của việc trích nộp lãi này là:
1. Kịp thời huy động một phần lãi kinh doanh của hợp tác xã mua bán cơ sở, phục vụ cho nhu cầu kiến thiết chung. Nhà nước huy động, như vậy là hợp lý vì:
- 80, 90% vốn kinh doanh của hợp tác xã mua bán cơ sở là vốn của Nhà nước (cấp hay cho vay); ngoài ra các hợp tác xã mua bán lại được Nhà nước chiếu cố về nhiều mặt khác.
- Nguồn thu nhập về lãi của hợp tác xã mua bán cũng là do sự mua bán của toàn dân và do chính sách giá cả của Nhà nước, không phải do bản thân hợp tác xã sáng tạo ra được, nếu để hợp tác xã mua bán hưởng thụ cả thì không hợp lý.
- Mậu dịch quốc doanh phải nộp lãi cho Nhà nước, các hợp tác xã mua bán cũng phải đóng góp cho Nhà nước.
2. Góp phần đẩy mạnh việc quản lý kinh doanh của hợp tác xã mua bán cơ sở theo chế độ hạch toán kinh tế. Cấp lãnh đạo ở địa phương cần quan tâm đặc biệt giúp đỡ các hợp tác xã mua bán cơ sở không ngừng cải tiến quản lý kinh doanh, nhằm phục vụ tốt yêu cầu cung cấp hàng hóa cho nông dân, cũng như yêu cầu thu mua nông phẩm cho Nhà nước, đồng thời chú ý hướng dẫn các hợp tác xã mua bán cơ sở sử dụng hợp lý số lãi còn lại sau khi trích nộp lãi cho ngân sách Nhà nước.
Các Ban quản lý hợp tác xã mua bán cơ sở cần nhận rõ mục đích ý nghĩa đó, để giải thích cho xã viên hiểu rõ và làm tốt nhiệm vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
KT. BỘ TRƯỞNG | |||
(Đã ký) | |||
Trịnh Văn Bính |
Văn bản được HD, QĐ chi tiết(0)
Văn bản hiện thời(1)
Văn bản HD, QĐ chi tiết(0)
Văn bản hết hiệu lực(0)
Văn bản căn cứ(0)
Văn bản quy định hết hiệu lực(0)
Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần(0)
Văn bản dẫn chiếu(0)
Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần(0)
Văn bản bị đình chỉ(0)
Văn bản liên quan khác(0)
Văn bản đình chỉ(0)
Văn bản bị đình chỉ 1 phần(0)
Văn bản đình chỉ 1 phần(0)
Văn bản được bổ sung(0)
Văn bản bổ sung(0)
Văn bản được sửa đổi(0)
Văn bản sửa đổi(0)
- 23.TC.ST.doc - Tải về
Thời gian ban hành
Cơ quan ban hành
Loại văn bản
- Quyết định
- Nghị quyết
- Chỉ thị
- Thông tư
- Thông tư liên tịch
- Thông báo
- Nghị định
- Chương trình
- Pháp lệnh
- Luật
- Văn bản liên quan
- Văn bản khác
- Sắc lệnh
- Văn bản hợp nhất
- Nghị quyết liên tịch
- Công văn
- Bộ luật
- Lệnh
- Thông tư liên bộ
- Hiến pháp
- Hiệp định
- Sắc luật
- Công điện
- Quy chuẩn
- Tiêu chuẩn Việt Nam
- Hướng dẫn
- Quy chế
- Quy định
Chính phủ
Bộ ngành
- Bộ Công an
- Bộ Công thương
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Nội vụ
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Tài chính
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Tư pháp
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Bộ Xây dựng
- Bộ Y tế
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Thanh tra Chính phủ
- Ủy ban Dân tộc
- Văn phòng Chính phủ
- Kiểm toán Nhà nước
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Địa phương
- Hà Nội
- TP HCM
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái