Thông tư 5-LĐTT Quy định về thì giờ làm việc tại các xí nghiệp Chính phủ và công trường.

Số, ký hiệu 5-LĐTT
Loại văn bản Thông tư
Ngày ban hành 09/03/1955
Ngày hiệu lực 09/03/1955
Ngày đăng công báo
Nguồn thu nhập
Nghành
Lĩnh vực
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Chức danh Bộ trưởng
Người ký Nguyễn Văn Tạo
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực toàn bộ
BỘ LAO ĐỘNG
Số: 5-LĐTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 1955

THÔNG TƯ

Quy định về thì giờ làm việc tại các xí nghiệp Chính phủ và công trường.

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi: - Các ông Chủ tịch UBKC, các liên khu và Hà Nội

- Các ông Giám đốc Khu Lao động và Sở Lao động Hà Nội

Trong phiên họp đầu tháng 2-1955, Hội đồng Chính phủ quyết định giờ làm việc hàng ngày tại các xí nghiệp Chính phủ và công trường kể cả quốc doanh nông nghiệp như sau:

"Giờ làm việc ở các xí nghiệp Chính phủ ấn định chính thức là 8 tiếng một ngày, khi cần thiết có thể làm đến 10 tiếng, ở các công trường (kể cả quốc doanh nông nghiệp) thì ấn định là từ 8 tiếng đến 10 tiếng mỗi ngày (học tập và sinh hoạt phải xếp đặt vào những giờ ngoài thì giờ định trên".

Bộ giải thích thêm để áp dụng cho đúng.

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

Việc quy định thời giờ làm việc nhằm:

- Chiếu cố tới anh chị em công nhân trong 8, 9 năm kháng chiến đã làm 9 tiếng một ngày, nay trong hoàn cảnh hoà bình đã lập lại, cần ấn định thì giờ chính thức là 8 tiếng để bảo đảm về sức lao động.

- Mặt khác cũng cần đảm bảo việc phục hồi và đẩy mạnh sản xuất thực hiện kịp thời hạn các chương trình và kế hoạch sản xuất.

- Các cấp cần giải thích rõ cho công nhân và các cơ quan sử dụng công nhân thi hành đúng chế độ này để cho mọi người phấn khởi, tích cực thi đua sản xuất hoàn thành chương trình và kế hoạch của xí nghiệp và công trường.

II. THỂ THỨC ÁP DỤNG

TẠI CÁC XÍ NGHIỆP CHÍNH PHỦ

Nguyên tắc chung là 8 tiếng một ngày, khi cần thiết có thể làm đến 10 tiếng. Nghĩa là tại các xí nghiệp, giờ làm việc chính thức là 8 tiếng trừ những trường hợp sẽ nói sau.

1. Sự áp dụng nguyên tắc chung:

Trong xí nghiệp cách tổ chức làm việc tương đối chặt chẽ, có quy củ, công việc làm đã phân công rành mạch. Trong thời gian làm việc người công nhân phải liên tiếp dùng sức lao động. Vì vậy mà phải hạn định thì giờ chính thức là 8 tiếng làm việc một ngày. Trong 8 tiếng đó kể cả thì giờ làm những việc sau đây mà nội quy xí nghiệp cần quy định rõ, với sự thoả thuận của công nhân:

Thì giờ công nhân lau chùi máy móc, sắp xếp dụng cụ trước khi rời xưởng.

Thì giờ công nhân rửa tay và thay quần áo hoặc giờ tắm rửa của một số công nhân cần thiết bởi tính chất dơ bẩn của công việc làm.

Thì giờ nghỉ giải lao giữa thì giờ làm việc.

Thì giờ cho con bú (đối với phụ nữ có con dưới một năm) đã có quy định là 0 giờ 30 trong mỗi buổi làm.

Thì giờ công nhân và nhân viên lĩnh lương.

2. Khi cần thiết tức là bất thường có thể đến 10 giờ.

Tuy là định chung 8 giờ, nhưng có những trường hợp vì lợi ích chung có quan hệ đến kế hoạch nhà nước, hoặc vì lợi ích riêng và khẩn cấp của từng xí nghiệp mà phải làm đến 10 giờ. Ví dụ:

- Trường hợp phải thực hiện kịp thời hạn ấn định của một chương trình, kế hoạch phục hồi kinh tế khẩn cấp.

- Trường hợp có công việc tối khẩn thuộc về quốc phòng.

- Trường hợp bị rủi ro xẩy đến bất ngờ như máy phát động lực hỏng, máy sản xuất điện nước hỏng v.v.

- Trường hợp công việc bị chậm trễ do xưởng phải đóng cửa, vì mưa bão, thiên tai hoặc biến cố ở địa phương như bệnh truyền nhiễm, phải tranh thủ làm thêm các giờ sản xuất đã mất mà công nhân đã được nghỉ.

- Trường hợp phải đề phòng một tai nạn sắp đến. Ví dụ: lụt to phải di chuyển nguyên liệu máy móc dụng cụ, sản phẩm v.v. Hoặc phải cứu chữa và tu bổ vì bị tai nạn. Ví dụ: đoàn xe hoả trật bánh hay xe đổ v.v.

3. Trường hợp cần thiết thường xuyên trên 8 giờ kể cả giờ có mặt:

Ngoài ra trong xí nghiệp cũng có những loại công nhân trong khoảng 8 giờ có những lúc không làm việc thực sự và liên tục, thì thời gian có mặt của họ tuỳ hoàn cảnh từng xí nghiệp mà có thể quy định nhiều hơn thời gian đã quy định theo nguyên tắc chung. Ví dụ:

Loại 1: Y tá, gác cổng, gác xưởng, thủ kho, giám đốc, phó giám đốc xưởng, những thợ điện thường trực để đợi đi chữa khi có bộ phận hỏng, tài xế xe hơi riêng của các cán bộ cao cấp (không phải tài xế phụ trách vận tải).

Những người này được ăn, ở trong phạm vi xí nghiệp, thời gian có mặt và giờ làm việc có thể trên 8 giờ.

Loại 2: Những thợ phụ trách máy phát động lực, những công nhân phụ trách tu bổ hoặc lau chùi máy móc, dụng cụ, quét dọn lò, các trưởng kíp khi đổi kíp v.v. Những công nhân viên này vì tính chất công việc phụ trách phải đến sớm về muộn hơn những anh em khác, nên thời gian làm việc và có mặt phải trên 8 giờ.

Những trường hợp đặc biệt này sẽ do nội quy từng xí nghiệp quy định.

B. TẠI CÁC CÔNG TRƯỜNG (kể cả quốc doanh nông nghiệp)

Thời gian làm việc từ 8 giờ đến 10 giờ. Nghĩa là:

a) Tuỳ theo tính chất quan trọng của công trường (ví dụ: công trường đê đập, công trường đường sắt v.v. có tính chất quan trọng) và khẩn cấp mà lại có lợi ích trực tiếp gấp.

b) Tuỳ theo tình hình tổ chức của từng công trường (ví dụ: công trường đập đê tổ chức chưa được chặt chẽ, nhân công tập trung chậm, dụng cụ còn thiếu hoặc phân phối không hợp lý v.v. thì thì giờ làm việc có thể nhiều hơn ở một công trường mà công việc làm đã có phân công, dụng cụ đã chuẩn bị chu đáo).

c) Tuỳ theo tính chất nặng nhọc của công việc làm. Trường hợp đặc biệt, có những công việc thật vất vả thí dụ treo mình để đục đá, tán ri-vê thì thì giờ phải ít hơn. Có thể dưới 8 giờ.

Do đó quy định chung từ 8 giờ đến 10 giờ nhưng áp dụng phải cho đúng từng trường hợp có lợi cho sản xuất đồng thời bảo đảm được sức khoẻ của nhân công. Như thế tại mỗi công trường trừ những trường hợp đặc biệt thêm hay bớt giờ, chỉ có một chế độ giờ thống nhất.

Ví dụ: Tại công trường đường sắt giờ làm việc 9 giờ.

Công trường bắc cầu giờ làm việc 8 giờ.

Công trường đập đê giờ làm việc 10 giờ.

do lúc đặt kế hoạch mà quyết định, nhưng phải đả thông cho công nhân khi làm việc.

Đối với các quốc doanh nông nghiệp vì tính chất công việc hiện nay là thủ công nghiệp nên giờ làm việc cũng theo nguyên tắc trên mà ấn định.

Trường hợp thêm hay bớt giờ nói trên sẽ nêu rõ trong bản nội quy của công trường và quốc doanh nông nghiệp.

Tuy giờ làm việc đã ấn định (ví dụ: 8 hay 10 giờ) nhưng sau một đợt công tác nếu xét thấy không thể bảo đảm được kế hoạch sản xuất thì có thể quy định lại nhiều giờ hơn nhưng không quá 10 giờ. Ví dụ: trước 8 giờ nay lên 9 hay 10 giờ, hoặc trước 9 giờ nay lên 10 giờ. Như đập Bái thượng phải kịp thời đưa nước vào ruộng cấy chiêm, công trường đường sắt Hà Nội - Mục nam quan phải xong cuối tháng 2-1955. ở các quốc doanh nông nghiệp công việc làm theo thời vụ, nếu không làm kịp sẽ hại hoa mầu, kém thu hoạch, như lúc hái cà-phê, ép mía v.v.

BỚT GIỜ

Để chiếu cố đến sức khoẻ của một số công nhân làm những nghề thật khó nhọc cần rút bớt thời gian làm việc dưới 8 giờ. Ví dụ:

Làm việc dưới hầm mỏ (xuống lò)

Làm việc dưới nước (thợ lặn)

Làm việc giữa không trung (leo dây, trèo cột, hoặc treo mình vào dây để làm việc như tán ri-vê…

Làm những công việc có chất độc như nấu acide v.v. và có hại nhiều cho cơ thể như thổi thuỷ tinh v.v.

GIỜ LÀM THÊM

Thời gian phải làm việc mỗi ngày nói trên là giờ chính thức. Cần quy định rõ trong các nội quy xí nghiệp, công trường. Nếu công nhân phải làm việc trên số giờ chính thức thì được hưởng phụ cấp làm thêm giờ. Số giờ làm thêm cộng với giờ chính thức mỗi ngày nhiều nhất là 12 giờ, và hàng năm không quá 150 giờ.

Riêng trường hợp làm thêm giờ để ổn định sản xuất sau một tai nạn hay phòng ngừa tai nạn cấp thiết sửa chữa những rủi ro trong một công tác quan hệ đến lợi ích công cộng như điện nước… sẽ không có hạn định trong (12 giờ) một ngày như đã nói trên, cốt để làm cho nhanh chóng, xong việc. Tuy vậy số giờ làm thêm phải rút dần xuống bằng giờ thường lệ ví dụ lúc khẩn cấp có thể 16 giờ, nhưng sẽ rút dần 14, 12, 10, 9 hay 8 giờ.

Giờ làm thêm được trả phụ cấp như thể lệ hiện hành. Cách tính phụ cấp làm thêm như sau:

Lấy lương và những phụ cấp bản thân chia cho số giờ phải làm việc hàng ngày (giờ tiêu chuẩn)

- Nếu làm 8 giờ thì =

- Nếu làm 9 giờ thì =

lương + phụ cấp bản thân

8

lương + phụ cấp bản thân

9

- Nếu là lương tháng thì tính trung bình mỗi tháng 25 ngày làm việc.

Ví dụ làm 9 giờ thì =

lương + phụ cấp bản thân

9 x 25

Phụ nữ có thai từ 6 tháng trở lên hoặc có con bú dưới 6 tháng, trẻ em dưới 16 tuổi không được dùng làm thêm giờ ngoài thì giờ đã quy định chính thức cho công nhân trong các bản nội quy.

LÀM ĐÊM

Theo thể lệ hiện hành (SL.77) thì giờ làm đêm tính từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng.

NGÀY NGHỈ

Công nhân viên xí nghiệp hay công trường được:

Nghỉ hàng tuần: cứ 6 ngày làm việc thì được nghỉ 1 ngày.

Ngày lễ: theo những ngày lễ nghỉ mà hội đồng Chính phủ đã quyết định trong phiên họp kỳ tháng 12-1954.

1 ngày nguyên đán dương lịch (1-1)

2 ngày rưỡi nguyên đán âm lịch (chiều 30 ngày mồng một, mồng 2 đầu năm).

1 ngày sinh nhật Đức Phật thích ca (8-4 âm lịch)

1 ngày đức Phật thành đạo (8-12 âm lịch)

1 ngày phục sinh (ngày chủ nhật đầu tháng tư dương lịch).

1 ngày lễ các Thánh (1-11 dương lịch)

1 ngày Thiên chúa giáng sinh (25-12 dương lịch).

1 ngày lễ Độc lập (2-9 dương lịch)

1 ngày lễ Lao động quốc tế (1-5 dương lịch).

Nếu ngày lễ nhằm ngày chủ nhật, thì không có nghỉ bù.

 

Những nhân viên hành chính quản trị cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế hoạch làm việc ở xí nghiệp, công trường nếu vì yêu cầu công tác mà phải làm đêm, làm thêm giờ mà không thể tổ chức được nghỉ bù thì cũng được tính phụ cấp.

 

Trên đây Bộ nêu những trường hợp cần áp dụng cho đúng thì giờ làm việc ở các xí nghiệp Chính phủ. Các cơ quan sử dụng công nhân sẽ cùng Bộ Lao động quy định những hoàn cảnh và trường hợp cụ thể và hướng dẫn các xí nghiệp và công trường thực hiện.

Cán bộ các cấp, các ngành cần giải thích cho toàn thể anh chị em công nhân hiểu rõ mục đích ý nghĩa của chế độ giờ mới, niêm yết thì giờ làm việc chính thức của xí nghiệp và công trường áp dụng đúng những trường hợp phải châm chước, để làm cho công nhân không thắc mắc, hào hứng phấn khởi, ra sức làm việc, thực hiện kế hoạch sản xuất.

Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 1955

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Văn Tạo

 

 

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Tạo

Văn bản được HD, QĐ chi tiết(0)

Văn bản HD, QĐ chi tiết(0)

Văn bản hết hiệu lực(0)

Văn bản căn cứ(0)

Văn bản quy định hết hiệu lực(0)

Văn bản bị hết hiệu lực 1 phần(0)

Văn bản dẫn chiếu(0)

Văn bản quy định hết hiệu lực 1 phần(0)

Văn bản bị đình chỉ(0)

Văn bản liên quan khác(0)

Văn bản đình chỉ(0)

Văn bản bị đình chỉ 1 phần(0)

Văn bản đình chỉ 1 phần(0)

Văn bản được bổ sung(0)

Văn bản được sửa đổi(0)

Văn bản sửa đổi(0)

Chính phủ